Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Chuẩn bị 3 kịch bản ứng phó với bão số 1

01/07/2022 17:14

Kinhte&Xahoi Chiều 1/7, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã họp chỉ đạo ứng phó với bão số 1 và mưa lớn sau bão.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, tối 28/6, vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 30/6, áp thấp nhiệt đới tiếp tục mạnh lên thành bão - cơn bão số 1 (tên quốc tế CHABA).

Hồi 13h ngày 1/7, vị trí tâm bão ở 19,0 độ vĩ Bắc; 113,3 độ kinh Đông (cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 640km). Sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 14 và có khả năng mạnh thêm.

Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai chỉ đạo cuộc họp

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 17,0 độ vĩ Bắc; từ 108,0 đến 115,5 độ kinh Đông.

Vào ngày 3/7/2022 (bão ảnh hưởng đến bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định), thủy triều ở mức cao từ 16h đến 23h (cao nhất 3,4m lúc 19h), mức thấp từ 0h đến 15h (thấp nhất 0,2m lúc 7h).

Cảnh báo, ngày 2/7, ở Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 90mm. Ngày 3-4/7, Bắc Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, riêng khu Đông Bắc 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ ngày 5-7/7 ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to.

Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia báo cáo tại buổi họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh, đây là cơn bão đầu mùa, diễn biến phức tạp và có khả năng mạnh thêm. Để chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất (bão gây gió mạnh, sóng lớn trên Vịnh Bắc Bộ và mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ), Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão. Các đơn vị tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm, đặc biệt là các tàu thuyền hoạt động ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Các tỉnh khu vực vịnh Bắc Bộ quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến; chủ động cấm biển tùy theo diễn biến thực tế tại địa phương; Triển khai chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây đối với các khu vực dân cư trên đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ, đề phòng dông lốc trong bão.

Vị trí và hướng di chuyển bão số 1

Đối với vùng đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn 13.620 lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, 43 trọng điểm đê biển xung yếu hoặc đang thi công; Kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp; Thông tin, tuyên truyền và có biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo, khu vực ven biển, cửa sông; Sẵn sàng phương án di dân khu vực không đảm bảo an toàn ảnh hưởng của bão, mưa lũ, sạt lở.

Đối với miền núi phía Bắc, các đơn vị chỉ đạo lực lượng xung kích rà soát, khơi thông các dòng chảy, các điểm bị tắc nghẽn trên các sông suối; Rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt.

Các đơn vị kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu xả lũ; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống…

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cập nhật, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo cảnh báo về: bão, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo độ tin cậy, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.

Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với bão và mưa lũ sau bão; Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.

Ánh Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chuan-bi-3-kich-ban-ung-pho-voi-bao-so-1-200034.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com