Học sinh học trực tuyến. Ảnh: Dương Xuân Khiêm
Bộ GD&ĐT phát đi thông tin về tình hình tổ chức dạy học tại 63 tỉnh/thành tính đến ngày 27/9/2021. Theo thống kê, có 25 địa phương hiện đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh, gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hoà Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên bái, Quảng Ninh.
Ngoài ra, hiện có 13 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm : Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế.
25 tỉnh thành còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hà Nam.
Trước đó, để hướng dẫn công tác dạy và học trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã ban hành các Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.
Các hướng dẫn yêu cầu các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đảm bảo mục tiêu chất lượng giáo dục.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đồng thời ban hành các Công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch covid-19, trong đó đã rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Hùng Tâm - Pháp luật Plus