Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Cổ phiếu SII của Hạ tầng nước Sài Gòn bị hủy niêm yết trên HoSE

10/04/2023 10:59

Kinhte&Xahoi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) quyết định việc hủy niêm yết cổ phiếu CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (mã SII - sàn HoSE).

3 năm liên tiếp thua lỗ, SII bị hủy niêm yết

HoSE Quyết định hủy niêm yết hơn 64,5 triệu cổ phiếu SII (tương đương giá trị cổ phiếu niêm yết bị hủy là hơn 645 tỷ đồng) trên sàn do CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp là năm 2020, 2021 và năm 2022, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc.

Với Quyết định trên, cổ phiếu SII sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên sàn HoSE là ngày 5/5/2023.

Như Pháp luật Plus trước đó từng thông tin, theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 57 tỷ đồng, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2021.

Sau khi trừ các chi phí hoạt động, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn lỗ sau thuế hơn 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ lỗ 30 tỷ đồng

Lũy kế cả năm 2022, SII ghi nhận doanh thu thuần đạt 224 tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm 2021.

Sau khi trừ chi phí, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn lỗ sau thuế hơn 86 tỷ đồng, mức lỗ cao hơn so với năm 2021.

Đáng chú ý, đây đã là năm thứ ba liên tiếp, SII ghi nhận lợi nhuận âm. Trước đó, doanh nghiệp này đã lỗ sau thuế hơn 78 tỷ đồng trong năm 2021 và hơn 111 tỷ đồng trong năm 2020.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn đạt 2.225 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm phần lớn (khoảng 91%) với giá trị cuối kỳ lên đến 2.088 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của SII giảm từ 1.376 tỷ đồng đầu năm xuống 1.291 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2022, chủ yếu đến từ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng giảm gần 90 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ phải trả của SII cũng giảm nhẹ từ gần 985 tỷ đồng hồi đầu năm, xuống còn hơn 933 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022.

Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn tiền thân với tên gọi là CTCP Xây dựng Việt Thành – số ĐKKD là 4103002620 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp vào ngày 27/8/2004,  vn ban đầu là 550 triệu đồng.

Ngày 22/08/2012, cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán là SII.

Tháng 2/2013, thay đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Hạ tầng Nước Sài Gòn (Saigon Water).

SII muốn thoái vốn tại một số dự án/công ty con để thoát khó khăn

Theo SII, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 là -88,92 tỷ đồng, chủ yếu là do tổng các chi phí lãi vay và khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu dự án vẫn còn cao dù đã giảm đáng kể so với năm 2021 (từ mức 196,5 tỷ đồng trong năm 2021 giảm còn 173,3 tỷ đồng trong năm 2022).

Do đó, tốc độ tăng trường doanh thu tuy đáng kể nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp những chi phí này.

SII cũng cho biết, do tác động của dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2022, cùng tình hình thế giới xung đột căng thẳng khiến giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính công ty và khách hàng công ty.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Saigonwater.com.vn)

Ngoài ra công ty vẫn phải tiếp tục giảm giá cho một số khách hàng thuộc đối tượng giảm giá do Covid-19.

Bên cạnh đó, kế hoạch thoái vốn của công ty chưa thể thực hiện do những điều kiện khách quan của thị trường, nên chưa thể ghi nhận khoản thu nhập tài chính để giảm và thoát khỏi thua lỗ.

SII cho biết, về phương án và kế hoạch khắc phục tình trạng chứng khoán thuộc diện kiểm soát, trong năm, công ty có kế hoạch thoái vốn tại một số dự án/công ty con kém hiệu quả.

Tuy nhiên do những điều kiện khách quan dẫn đến việc thoái vốn bị chậm trễ so với kế hoạch, SII cho rằng, dự định việc thoái vốn sẽ thực hiện tiếp trong năm 2023.

Liên quan đến việc thoái vốn tại một số công ty con, SII hồi đầu năm 2023 từng ban hành phương án thoái vốn tại Công ty CP nước Sài Gòn An Khê. Theo đó, HĐQT của Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn đã chấp thuận phương án thoái vốn tại Công ty CP nước Sài Gòn An Khê theo tờ trình số 73/2022/SGW-TT ngày 23/12/2022.

SII đứng trước thương vụ với DNP Water

Theo thông tin tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã chứng khoán: CII) là công ty mẹ của SII với tỷ lệ sở hữu 50,62% (tính đến thời điểm ngày 31/12/2022).

Được biết, ngày 21/3/2022, HĐQT của CII đã thông qua chủ trương của Công ty về việc thoái vốn tại SII.

Vào tháng 9/2022, Công ty CP Hạ tầng Nước Sài Gòn từng gây chú ý cho các nhà đầu tư khi tại ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2022 đã có tờ trình về việc thông qua giao dịch mua bán cổ phần SII do CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM sở hữu cho bên mua là Công ty CP Đầu tư Ngành nước DNP mà không phải chào mua công khai.

Theo Nghị quyết được công bố, cổ đông đã phát biểu ý kiến về việc thông qua tờ trình về việc thông qua giao dịch mua bán cổ phần SII do CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM sở hữu cho bên mua là Công ty CP Đầu tư Ngành nước DNP mà không phải chào mua công khai, nội dung này sẽ triệu tập họp ĐHĐCĐ để trình thông qua tại cuộc họp gần nhất.

Được biết Công ty CP Đầu tư Ngành nước DNP (DNP Water) là một thành viên nằm trong hệ sinh thái của Công ty Cổ phần DNP Holding (Trước đây là CTCP Nhựa Đồng Nai - Mã HNX: DNP) với tỷ lệ lợi ích và tỷ lệ quyền biểu quyết tính tại ngày 31/12/2022 cùng là 51,15%.

DNP Holding sở hữu 15 nhà máy tại các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, tổng công suất các sản phẩm nhựa là 8.500 tấn/tháng và 700.000 m3 nước sạch/ngày đêm.

Theo tìm hiểu, DNP Holding đã và đang sở hữu cổ phần các tại các doanh nghiệp ngành nước như: CTCP Đầu tư Hạ tầng nước DNP – Bắc Giang (tỷ lệ lợi ích 51,15%), CTCP Đầu tư Hạ tầng nước DNP – Long An (tỷ lệ lợi ích 44,06%), CTCP Sản xuất và Kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội (tỷ lệ lợi ích 44,17%), CTCP Nhà máy nước Đồng Tâm (tỷ lệ lợi ích 26,94%), CTCP Đầu tư nước Bình An (tỷ lệ lợi ích 39,15%), CTCP Đầu tư Hạ tầng nước DNP – Tiền Giang (tỷ lệ lợi ích 51,14%), CTCP Nước thô DNP – Sông Tiền (tỷ lệ lợi ích 51,15%)…

Lê Hải - Ngọc Huy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/co-phieu-sii-cua-ha-tang-nuoc-sai-gon-bi-huy-niem-yet-tren-hose-d192264.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com