Gia Lai: Tự làm thịt cóc để ăn, 3 em nhỏ nghi bị ngộ độc

12/10/2023 09:08

Kinhte&Xahoi Sau khi ăn thịt cóc do mình tự làm, các em nhỏ thấy có các triệu chứng đau đầu, nôn ói và mệt mỏi nên được gia đình đưa đi cấp cứu.

Chiều 11/10, một lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Chư Sê cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và đang tích cực điều trị cho 3 ca bệnh nghi ngộ độc thịt cóc.

Theo nguồn tin trên, vào khoảng 16h30 cùng ngày, Khoa Hồi sức cấp cứu - Trung tâm y tế huyện Chư Sê có tiếp nhận 3 ca ngộ độc thịt cóc.

Các bệnh nhân gồm: Kpuih Ước (SN 2016), Kpuih Run (SN 2011) và Kpuih Suin (SN 2014) cùng trú tại làng Tai Pêr, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Hiện 3 em nhỏ đang được điều trị tích cực tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê. Ảnh. T.H

Cũng theo nguồn tin trên, trước đó vào khoảng 12h trưa cùng ngày, 3 trẻ tự làm thịt cóc ăn sau đó nôn ói nhiều và mệt. Đến 16h30, các em được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, đau bụng, nôn ói nhiều lần…

Bước đầu thăm khám, Trung tâm y tế huyện Chư Sê chẩn đoán các bệnh nhân ngộ độc trứng cóc/rối loạn nhịp tim. Hiện tại, 3 bệnh nhân đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Trung tâm y tế huyện Chư Sê trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, còn nôn ói và đau đầu.

Những năm gần đây tại Gia Lai đã xảy ra một số vụ ngộ độc do người dân ăn thịt cóc. Có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Qua đây các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân trên địa bàn, nhất là các em nhỏ cẩn thận không ăn những thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Ngọc Anh - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/gia-lai-tu-lam-thit-coc-de-an-3-em-nho-nghi-bi-ngo-doc-d199597.html