Hiện giá vàng tại thị trường trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 45,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,98 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 30.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Thương gia Online)
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 45,66 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,95 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 20.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 45,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,97 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này không thay đổi so với phiên giao dịch gần nhất.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, giá vàng thế giới và trong nước liên tục tăng lên mức cao kỷ lục.
Trong đó, vàng thế giới đã tăng một mạch từ vùng 1.280 USD/ounce lên hơn 1.643 USD/ounce hiện tại, tương đương mức tăng 28%. Giá kim loại quý trong nước cũng tăng tương tự khi nhảy vọt từ vùng hơn 36 triệu/lượng lên vượt ngưỡng 45 triệu đồng hiện nay.
Tại thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục tăng mạnh và đang được giao dịch tại ngưỡng 1.643,0 USD/ounce (Theo Kitco News).
Mức giá này tương đương khoảng 46,0 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Vàng tăng giá chủ yếu do những tác động kinh tế tiềm tàng của dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu đối với mặt hàng kim loại này. Vàng trở thành kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư tin rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm lãi suất để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Dịch bệnh bùng phát cũng khiến nhiều người lo ngại về Trung Quốc thực hiện các cam kết mua hàng của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Và qua đó, có thể làm cho căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng trở lại.
Sau khi ngưỡng đỉnh cao 7 năm bị phá vỡ, xu hướng tăng giá của vàng sẽ rất bền vững và mục tiêu tiếp theo được các nhà đầu tư dự đoán sẽ là 1.700 USD/ounce, thậm chí còn có dự báo sẽ chạm 2.000 USD/ounce do các ngân hàng trung ương thế giới đua nhau nới lỏng chính sách tiền tệ.
Vàng tăng giá chủ yếu do những tác động kinh tế tiềm tàng của dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu đối với mặt hàng kim loại này. Vàng trở thành kênh đầu tư trú ẩn an toàn. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư tin rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm lãi suất để duy trì tăng trưởng kinh tế. Dịch bệnh bùng phát cũng khiến nhiều người lo ngại về Trung Quốc thực hiện các cam kết mua hàng của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Và qua đó, có thể làm cho căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng trở lại.
Nếu như điều này xảy ra, rất có thể giá vàng trong nước cũng sẽ vươn tới mốc 50 triệu đồng/lượng và cao hơn nữa.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng, sự lây lan của dịch bệnh này có thể phá hủy sự phục hồi được dự báo "rất mong manh" của nền kinh tế thế giới trong năm 2020.
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trước lo ngại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Hàn Quốc, Trung Đông và cả tại châu Âu.
Trong tuần này (24 - 29/2), vàng đang có động lực tăng rất lớn khiến những người tham gia khảo sát vàng Kitco hàng tuần kỳ vọng rất nhiều về giá sẽ tiếp tục tăng, do sự kết hợp giữa động lực dựa trên biểu đồ và những lo lắng về sự bùng phát của virus corona.
Cụ thể, 15 chuyên gia thị trường đã tham gia vào cuộc khảo sát Wall Street. 14 người tham gia, tương đương 93%, nhận định vàng tăng giá. Chỉ có một người cho rằng giá vàng sẽ giảm, không có ai đưa ra nhận định trung lập.
Trong khi đó, 1.125 phiếu đã được bỏ trong một cuộc thăm dò trực tuyến trên Main Street. Tổng cộng có 820 người tham gia, tương đương 73%, cho rằng vàng sẽ tăng giá trong tuần tới. 192 người, tương đương 17%, nhận định vàng sẽ giảm, trong khi 109 người, tương đương 10%, có nhận định trung tính.