Giáo Hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về "cúng dường online"
Kinhte&Xahoi
Thượng tọa Thích Đức Thiện có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng
Chiều 23/2, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng trong dịp Tết Tân Sửu 2021.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phước tạp,Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết cho biết dịp Tết Tân Sửu 2021, tất cả chùa, tự viện do Giáo hội quản lý không tổ chức lễ hội, nhiều ngôi chùa danh lam thắng cảnh ở các địa phương có dịch phải đóng cửa, không có người.
Ứng dụng MoMo xuất hiện trên mạng xã hội đăng tải.
Để tránh tập trung đông người, Giáo hội có dùng ví điện tử để tạo điều kiện cho Phật tử được thỏa mãn việc công đức, Giáo hội đã thử nghiệm tại một số chùa. Tôi có trao đổi với các Hòa thượng trong Ban Thư ký để triển khai, trực tiếp gọi điện cho các trụ trì tại chùa Phật Tích, Phúc Khánh…
Trong buổi gặp gỡ báo chí trả lời câu của nhiều phóng viên, Thượng Tọa cho biết về kết quả bước đầu của việc áp dụng cúng dường online, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết đến hôm nay đã có 12 chùa được ứng dụng.
Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết do bối cảnh dịch, lượng công đức rất nhỏ, nhưng lại ghi nhận lượng chuyển khoản lớn từ người dân, Phật tử đến quét mã QR tại cổng chùa. Trước mắt, vì xuất hiện dịch thì mới nảy sinh cúng dường online. Giáo hội dự kiến thử nghiệm trong 3 tháng xuân Tân Sửu rồi họp đánh giá hiệu quả, hệ quả, các vấn đề phát sinh.
Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng trong dịp Tết Tân Sửu 2021. (Ảnh: Hoàng Minh)
Đề cập đến những phản ứng trái chiều của dư luận trước hình thức cúng dường online, Thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt vấn đề thử nghiệm tức là đã dám đối diện với những thứ không truyền thống. “Lợi ích của việc này là để tránh tập trung đông người, đồng thời làm rõ ràng, minh bạch tiền công đức và tiến tới xóa bỏ việc đặt tiền lẻ trên tay tượng mà báo chí đã phản ánh nhiều”.
Thượng tọa Thích Đức Thiện nhận định những ai chưa hiểu, chưa đồng thuận sẽ cho là không hay. "Tuy nhiên, ở nhiều chùa, các thầy trẻ lại rất ủng hộ. Giáo hội cũng chỉ thử nghiệm ở một số chùa có trụ trì hoan hỷ" - Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.
Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết đến hôm nay đã có 12 chùa được ứng dụng.
Liên quan đến băn khoăn làm thế nào để chặn được các trang lợi dụng hình thức cúng dường để giả mạo, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết thông qua ứng dụng chính là cách thức chặn giả mạo.
"Nó phải qua trung gian. Đơn vị cung cấp ví điện tử sẽ xác nhận và là bộ lọc giả mạo. Giáo hội nếu triển khai thì sẽ ký kết với đơn vị cung cấp ứng dụng đó. Có một tài khoản đúng của chùa và chặn các tài khoản khác. Thành thử việc giả mạo sẽ khó xảy ra" - Thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định và cho biết Giáo hội sẽ có văn bản thông báo cho các Ban Trị sự và chỉ định một ngân hàng duy nhất để cúng dường online.
Anh Phong - Pháp luật Plus