Giữ vững “vùng xanh... thu hẹp vùng đỏ”

17/09/2021 08:44

Kinhte&Xahoi Chính phủ ban hành Nghị quyết 107/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh Internet

Theo đó, nghị quyết nêu rõ: Để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất, hiệu quả nhất và phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2021, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ; tích cực triển khai hiệu quả, quyết tâm đưa phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” vào thực tiễn đời sống, xã hội, trong đó tập trung một số nội dung trọng tâm.

Cụ thể, thực hiện nghiêm những nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, đặc biệt là các Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 và 1102/CĐ-TTg ngày23/8/2021, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo quốc gia với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Quán triệt phương châm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân. Quyết tâm không để dịch lan rộng, nhất là những khu vực trọng yếu như Thủ đô Hà Nội, các khu đô thị lớn tập trung đông dâncư, khu công nghiệp…Khẩn trương thực hiện tiêm vaccine khoa học, kịp thời, hiệu quả, tập trung cho các đối tượng cần thiết như các lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người tại khu vực nguy cơ rất cao, tại các địa bàn trọng điểm đang có dịch bùng phát mạnh và các khu vực trọng yếu. Sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh để trở lại trạng thái “bình thường mới” trên phạm vi cả nước.

Đồng thời, tiếp tục chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tháo gỡ khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Chính phủ đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong đó, quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia; có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp thựctế của địa phương, thích ứng an toàn với dịch bệnh. Phải tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn giãn cách xã hội với tinh thần “ai ở đâu ở đó”; giữ vững “vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ”; cách ly, phong tỏa triệt để, chặt chẽ các ổ dịch, nguồn lây trong thời gian nhanh nhất, phạm vi nhỏ nhất và xét nghiệm nhanh nhất, không được để lây nhiễm chéo trong khu cách ly, phong tỏa, gắn với xét nghiệm thần tốc, cuốn chiếu theo quy định; đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã, phường, thị trấn, ưu tiên hàng đầu việc điều trị giảm tử vong.

Khuyến khích, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn thì mới sản xuất. Nghiêm cấm việc ban hành các quy định không phù hợp, không đúng thẩm quyền gây cản trở, ách tắc giao thông, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Chủ động xây dựng phương án phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương saukhi dịch bệnh được kiểm soát theo kịch bản thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.

Theo dõi sát diễn biến, tình hình và tác động bởi dịch bệnh COVID-19 để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công năm 2021; trên cơ sở đó, hoàn thiện các dự thảo kế hoạch, dự toán của năm 2022 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ quy định; theo dõi chặt chẽ, tổ chức ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Triển khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ và Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là tại các địa phương ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 cho các dự án đã báo cáo tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tưcông trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Triển khai kế hoạch năm học mới bảo đảm an toàn, phù hợp diễn biến dịch COVID-19; nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy giáo viên làm động lực”; xây dựng kế hoạch học tập, giảng dạy, giáo án, giáo trình học trực tuyến phù hợp vớiđiều kiện thực tế tại từng địa phương và các lứa tuổi khác nhau. Sớm triển khai việc miễn giảm học phí; có biện pháp ngăn chặn tình trạng lạm thu gây bức xúc trong nhân dân, nhất là trong thời gian đầu năm học; chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp của người lao động trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên, hội viên, tổ chức tôn giáo, các tầng lớp Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định và chung tay phòng, chống dịch COVID-19; chủ động phối hợp với chính quyền các cấp chăm lo đời sống nhân dân, nhất là nhữngngười bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở; tiếp tục nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ đời sống cho người dân.

Tăng cường giám sát, phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; kịp thời cập nhật thông tin chính thống, đồng thời phản bác các tin giả, xấu độc về dịch bệnh để tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân.

 N. Trường- Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/giu-vung-vung-xanh-thu-hep-vung-do-d166509.html