Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Hà Nội ban hành phương án quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà

03/12/2021 20:49

Kinhte&Xahoi Người nhiễm COVD-19 phải có đơn đăng ký gửi xã, phường, thị trấn nơi cư trú; Phải có biển cảnh báo trước cửa nhà và có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình...

Ảnh minh họa

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Phương án số 276/PA-UBND về cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, đối tượng quản lý tại nhà là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Người nhiễm không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2>97% khi thở khí trời; Không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Độ tuổi người nhiễm gồm: Trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn dưới 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, không mang thai.

Khi người nhiễm COVID-19 (F0) có nguyện vọng được cách ly y tế tại nhà phải có đơn đăng ký gửi ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn tại nơi cư trú; Qua quá trình thẩm định, ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn ban hành quyết định cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp F0.

Trách nhiệm quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà thuộc về ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; Phòng khám và các cơ sở được phân công tham gia công tác quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; Nhân viên tham gia công tác quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà (tổ COVID-19 cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể...)

Trước cửa nhà người nhiễm phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19”; Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình; Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn; Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng; Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; Bảo đảm thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ...

Người thực hiện cách ly y tế tại nhà phải chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà, có cam kết với chính quyền địa phương; Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác; Luôn thực hiện thông điệp “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân với người trong cùng gia đình.

Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định; Phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly…

Yêu cầu với người ở cùng nhà với F0 cách ly tại nhà không tiếp xúc với người cách ly, hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện thông điệp “5K” và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà; Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế); Tất cả người ở cùng nhà phải được lấy mẫu gộp xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly...

Cơ quan quản lý người nhiễm tại nhà (Trạm Y tế lưu động) hướng dẫn người nhiễm COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định.

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-ban-hanh-phuong-an-quan-ly-dieu-tri-nguoi-nhiem-covid-19-tai-nha-184724.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com