Hà Nội: Cảnh sát 141 hóa trang tóm gọn nam thanh niên đang 'ship' 2 bình khí cười

14/11/2022 10:42

Kinhte&Xahoi Đêm cuối tuần, các tổ công tác 141 (Công an TP Hà Nội) hóa trang, tuần tra xử lý hàng loạt “quái xế” độ pô, chạy tốc độ cao, lạng lách...

Theo chân tổ công tác Y12/141 do Trung tá Nguyễn Anh Tuấn (Đội phó Đội CSGT đường bộ số 12) làm tổ trưởng, phóng viên Pháp luật Plus ghi nhận quá trình làm nhiệm vụ tuần tra hóa trang trên địa bàn Đống Đa nhằm xử lý tình trạng thanh thiếu niên đua xe tốc độ cao, rú ga, "cân 3" mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ và không đội mũ bảo hiểm, không gắn biển số...

Ngay trong đêm, nhiều đối tượng có hành vi đánh võng, nẹt bô, gây rối trật tự an toàn giao thông đã được các tổ công tác phát hiện và giao cho công an phường sở tại để xử lý theo quy định.

 
Lực lượng chức năng kiểm tra thanh niên vi phạm.

Điển hình, khoảng 22h30, Tổ công tác Y12/141 trong lúc tuần tra, làm nhiệm vụ trên đường Phạm Ngọc Thạch (hướng Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch) đã phát hiện tài xế là Mai Văn T. (SN 1991, HKTT: Nga Sơn, Thanh Hóa) phía sau xe có 1 túi xách màu trắng chứa 2 bình kim loại (màu xanh và vàng), bên trong chứa chất khí N20 (khí gây cười).

Ngay sau đó, tổ công tác đã bàn giao người và phương tiện về Công an P.Trung Tự (Q.Đống Đa) để xử lý theo quy định.

Tổ công tác Y12/141 bàn giao đối tượng và tang vật cho Công an phường Trung Tự.

Chỉ ít phút, sau tổ công tác phát hiện 02 nam thanh niên trên xe mô tô biển kiểm soát 24B3 - 112.xx có biểu hiện nẹt pô, chạy tốc độ cao nên đã tổ chức chặn giữ, kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, người lái xe không xuất trình được giấy phép lái xe và đăng ký xe, tổ công tác đã đưa người cùng phương tiện về trụ sở Công an phường Quang Trung để làm rõ.

Kiểm tra thanh niên độ pô, lạng lách, chạy xe tốc độ cao.

Tại Công an phường Quang Trung, Phạm Văn Q. (SN 2002, HKTT: Mường Hoa, thị xã SaPa, tỉnh Lào Cai) và Nguyễn Khắc Đ. (SN 2005, HKTT: Minh An, Văn Chấn, Yên Bái) thừa nhận do thiếu hiểu biết pháp luật nên đã có hành vi nẹt pô, gây mất trật tự công cộng.

“Em không có giấy phép lái xe, đi xe không đội mũ bảo hiểm, chạy xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng… Em nhận thức được hành vi của mình làm là gây nguy hiểm cho người khác, sau lần này em sẽ rút kinh nghiệm” - Q. cho biết.

Tại Công an phường Quang Trung, Q. và Đ. thừa nhận do thiếu hiểu biết pháp luật nên đã có hành vi nẹt pô, gây mất trật tự công cộng.

Trung tá Nguyễn Anh Tuấn (Phó đội trưởng đội CSGT đường bộ số 14) tổ trưởng Y12/141 cho biết: Tổ công tác Y12/141 có nhiệm vụ tập trung kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội trên tuyến giao thông, kiểm tra, kiểm soát các trường hợp điều khiển phương tiện, đặc biệt là xe mô tô phân khối lớn hoặc có dấu hiệu độ pô, chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga... phối hợp với các tổ Y141 hóa trang khác chặn dừng, bắt giữ các đối tượng vi phạm.

Nhiều thanh niên hết sức manh động, khi bị yêu cầu dừng kiểm tra vẫn cố tình lao thẳng vào tổ công tác. Ngoài ra, quá trình đeo bám tổ công tác đều bí mật ghi hình để làm chứng cứ đấu tranh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng và người đi đường.

Cũng trong đêm 12/11 Tổ công tác Y13/141 do thiếu tá Hoàng Văn Bình (Phó đội trưởng đội CSGT đường bộ số 15) làm tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ hóa trang tuần tra trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Khi đến nút giao Tràng Tiền, Trần Quang Khải, tổ công tác phát hiện hai nam thanh niên trên xe mô tô SH biển kiểm soát 29T2.19x.xx có biểu hiện nẹt pô, chạy tốc độ cao nên đã tổ chức chặn giữ, kiểm tra.

Tổ công tác Y13/141 do thiếu tá Hoàng Văn Bình làm tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ hóa trang tuần tra trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Khi đến nút giao Tràng Tiền, Trần Quang Khải, tổ công tác phát hiện hai nam thanh niên trên xe mô tô SH biển kiểm soát 29T2.19x.xx có biểu hiện nẹt pô, chạy tốc độ cao nên đã tổ chức chặn giữ, kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, người lái xe không xuất trình được giấy phép lái xe và đăng ký xe, tổ công tác đã đưa người cùng phương tiện về trụ sở Công an phường Tràng Tiền để làm rõ.

Tại Công an phường Tràng Tiền, Đ.Q.D. và N.Q.H. (cùng ở Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội) thừa nhận do thiếu hiểu biết pháp luật nên đã có hành vi nẹt pô, gây mất trật tự công cộng.

Tổ công tác Y13/141 bàn giao người và phương tiện vi phạm cho Công an phường Tràng Tiền.

Thiếu tá Hoàng Văn Bình (Phó đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 15) Tổ trưởng tổ công tác Y13/141 CATP Hà Nội, đánh giá, một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, không ít người thiếu ý thức khi tham gia giao thông, sử dụng các phương tiện thay đổi kết cấu xe gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Theo Bộ Công an, bóng cười thực chất là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinitơ monoxit hay nitrous oxide). Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.

Việc sử dụng thường xuyên N2O có thể gây ra các rối loạn như: cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ; các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12…

N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương. Theo đó, N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất).

Như vậy, việc nhập khẩu, mua bán… chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội… vẫn được thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng những quy định chặt chẽ của pháp luật.

Sử dụng bóng cười (chứa chất N2O) tuy chưa có điều luật cụ thể nào quy định cấm, song việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm vì trước tiên gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người.

Các hành vi, vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Cụ thể, tại Điều 10 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định:

"Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất." 

Vũ Trần - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/ha-noi-canh-sat-141-hoa-trang-tom-gon-nam-thanh-nien-dang-ship-2-binh-khi-cuoi-d186543.html