Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Kiên quyết từ chối bất kỳ sự "gửi gắm" nào khi xử lý vi phạm an toàn giao thông

10/01/2024 10:53

Kinhte&Xahoi Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của PTT Trần Lưu Quang tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm TTATGT năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Theo đó, ngày 9/1 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm TTATGT năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo các lực lượng chức năng kiên quyết từ chối bất kỳ sự "gửi gắm" nào khi xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) bởi nếu giữ được sự nghiêm túc của mình thì tình hình TTATGT chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Lưu Quang yêu cầu phải triển khai các giải pháp một cách đồng bộ, trong đó phải "ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm, thúc đẩy giải pháp phạt nguội vốn đang có hiệu quả tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã làm.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: baochinhphu.vn).

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa đến công tác bảo đảm TTATGT, trong đó người đứng đầu phải làm gương. Các lực lượng chức năng phải phối hợp với nhau tốt hơn nữa, kiên quyết từ chối bất kỳ sự "gửi gắm" nào bởi nếu giữ được sự nghiêm túc của mình thì chắc chắn mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác an toàn giao thông để tăng tính minh bạch, giảm tải áp lực cho các lực lượng chức năng, đồng thời giúp các lực lượng chức năng phản ứng kịp thời hơn.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá trung thực thực trạng vi phạm TTATGT ở địa phương mình để có giải pháp căn cơ, tránh hình thức, bệnh thành tích; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về cách làm hay để có thể áp dụng ngay trong thực tế tại địa phương mình thay vì đến các cuộc họp, tổng kết mới chia sẻ; triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp tới.

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, năm 2023, tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm so với cùng kỳ năm 2022 về số vụ và số người chết, cụ thể: Giảm 1.285 vụ (-5.5%), giảm 1.922 người chết (-14.18%).

Có 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 11 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Hòa Bình, Đà Nẵng, Bến Tre, Điện Biên.

28 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 12 tỉnh tăng trên 30% là Hưng Yên, Lạng Sơn, Kon Tum, Trà Vinh, Sơn La, Nam Định, Long An, Phú Thọ, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Tây Ninh. Ngoài ra, có 6 tỉnh có số người chết tăng trên 80% trở lên là: Long An, Phú Thọ, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Tây Ninh.

2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TPHCM tai nạn giao thông đều giảm sâu.

Tại thủ đô Hà Nội, TNGT giảm trên cả 3 tiêu chí: 1.248 vụ, làm 710 người chết, 823 người bị thương. Con số này so sánh cùng kỳ 2022 đã giảm 144 vụ (10,3%), giảm 39 người chết (5,2%), giảm 43 người bị thương (5,0%).

Tại TPHCM, TNGT có 1734 vụ, 663 người chết và 271 người bị thương. So sánh cùng kỳ 2022 số vụ tai nạn đã giảm 411 (-19.2%), giảm 116 người chết (-14.9%) và giảm 271 người bị thương (-20.5%).

Nhằm thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2023 là "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn", ngành công an đã ra quân thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn tại các địa phương với tinh thần "không có ngoại lệ, không có vùng cấm" qua đó đã xử lý 770.374 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 23,04% tổng số vi phạm), trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ công chức, viên chức, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang.

Số vụ ùn, tắc giao thông trong các dịp cao điểm được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2022 sau khi triển khai thu phí không dừng trên phạm vi toàn quốc. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe, cơi nới thành thành xe tại các địa phương đã được xử lý một cách căn bản. 

Đại Văn - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/kien-quyet-tu-choi-bat-ky-su-gui-gam-nao-khi-xu-ly-vi-pham-an-toan-giao-thong-d203167.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com