Không có ngày nghỉ
Những ngày cận dịp nghỉ Tết dương lịch, anh Phạm Đức Hoàng - nhân viên tư vấn bán hàng tại một trung tâm thương mại - bận rộn hơn giờ hết. Lịch một làm việc của anh bắt đầu từ 9h - 22h.
"Để đáp ứng nhu cầu rất lớn của khách hàng rất lớn nên công ty yêu cầu nhân viên làm cả 3 ngày nghỉ lễ, thậm chí làm thêm cả ca tối. Ngoài tiền lương, hoa hồng khi bán được sản phẩm. Lãnh đạo bồi dưỡng thêm cho chúng tôi 300 ngàn đồng - gọi là thưởng Tết dương lịch", chàng trai 23 tuổi chia sẻ.
Dịp Tết dương lịch năm nay, anh Hoàng phải làm tăng ca đến 10h đêm
Theo anh Hoàng, càng về cuối năm, nhiều gia đình kinh tế khá giả thường tìm đến các trung tâm lớn mua sắm. Bên cạnh việc phải chăm chỉ làm thêm giờ, đội ngũ nhân viên tư vấn như cần phải có khả năng giao tiếp khéo léo mới đáp ứng được những khách hàng khó tính.
Cũng đang tất bật với công việc dọn nhà cuối năm, anh Trịnh Quang Thắng - chủ sở hữu chiếc xe bán tải vừa hoàn thành xong chuyến chở đồ đạc cho một gia đình chuyển vào ở phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Thắng cho biết từ giờ đến tối 31/12 sẽ còn bận rộn hơn nữa bởi còn hàng chục khách đã liên hệ gọi đặt hàng.
"Tôi gần như nhận hết các loại đồ đạc; chủ yếu là bàn ghế, tù đồ, cây cảnh. Giá cả dao động từ 200 ngàn đồng tới 1 triệu đồng tùy theo số lượng, quãng đường di chuyển", anh chia sẻ.
Theo kinh nghiệm làm nghề của anh, nhiều năm nay, cứ từ Tết dương lịch đến hết năm sẽ có rất nhiều người có nhu cầu này. Ngoài chủ yếu hoạt động trong địa bàn thành phố Hà Nội, dịp này anh Thắng còn nhận thêm khách ở các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…
Thời điểm cuối năm, cũng là các gia đình, hàng quán cũng có nhu cầu bán đi chai lọ, bìa cát tông để dọn dẹp nhà cửa. Làm nghề thu mua đồng nát cả năm, tầm này có lẽ là lúc nhiều việc nhất của bà Trần Thị Ninh.
Đã rất lâu, anh Thắng không có khái niệm nghỉ Tết dương lịch
Ngày cuối năm, bà Ninh lên đường từ sáng sớm với chiếc xe đạp cà tàng, 2 sợi dây chun cùng một ít tiền lẻ. Chủ cửa hàng lẩu nướng trên đường Nguyễn Thái Học - khách hàng quen của bà Ninh - đã gọi điện hẹn trước từ tối hôm trước.
"Bình thường tôi thu nhập một ngày chỉ được 100-200 ngàn đồng thôi. Những hôm đắt khách như dịp này chắc tăng lên được 300 - 500 ngàn đồng", bà Ninh cười vui vẻ.
Năm ngoái, bà Ninh cũng kiếm được tiền triệu nhờ mấy ngày nghỉ Tết dương lịch. Hôm nay bà Hằng sẽ cố gắng "lang thang" gõ cửa từng nhà để hỏi mua để đến tối đem bán lại cho cơ sở phế liệu quen thuộc ở khu vực đường Láng.
Dịp cuối năm đầy hứa hẹn
Là một sinh viên mới ra trường, anh Phạm Đức Hoàng mới nhận làm ở trung tâm thương mại được vài tháng. Nhận thức được rằng, đã đến lúc đi làm kiếm tiền để đần bố mẹ ở nhà, anh Hoàng cảm thấy rất vui khi được làm thêm ca.
"Bạn bè được nghỉ, còn mình phải đi làm, đôi lúc cảm thấy cũng buồn. Nhưng nghĩ tới tương lai phía trước, tôi tự dặn mình cố gắng chăm chỉ", anh tỏ quyết tâm.
Tâm sự thêm với PV, bố mẹ anh ở quê Lạc Thủy (Hòa Bình) hay gọi điện lên hỏi thăm, dặn anh phải để tâm đến sức khỏe bản thân. Những lúc đó, anh Hoàng lại như được tiếp thêm động lực để làm việc.
Bà Hằng hy vọng vào công việc đồng nát suôn sẻ từ giờ đến hết năm
Đối với anh Trịnh Quang Thắng từ lâu đã không có khái niệm nghỉ Tết dương lịch. Bốn năm nay, công việc của anh bận rộn từ ngay bây giờ đến tận khi đón giao thừa.
Anh Thắng cho biết thích nhất là nhận chở thuê cho khách mua những cây cảnh đẹp mã như mai, đào, quất về gia đình để tân trang cho ngôi nhà dịp năm mới.
Việc vận chuyển mặt hàng tiền triệu này phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ không thì có thể rất dễ khiến gãy cành, vỡ chậu. Công việc hết sức vất vả nhưng có thể cho anh Thắng thu về một khoản tiền hậu hĩnh.
"Hai đợt dịch Covid-19 vừa rồi khiến tôi phải "ngồi chơi, xơi nước". Chỉ mong từ giờ Hà Nội không mắc thêm ca nào nữa để người lao động tự do như chúng tôi yên tâm làm ăn", anh nói.
Riêng với bà Lê Thị Hằng, gia đình hoàn cảnh khó khăn, bà lại phải lo việc học hành cho các con .Nồi bánh chưng đón Tết ở quê nhà phụ thuộc rất nhiều vào công việc thu mua đồng nát của bà.
"Cầu trời cho tôi có đủ sức khỏe để tiếp tục đi kiếm tiền. Đợi đến khi các cháu ra ngoài kiếm được việc làm ổn định, tôi sẽ được thảnh thơi", bà Hằng hy vọng.
Kim Sơn - Theo Dân Trí