Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ngày Tết tìm về những giá trị bền vững bên gia đình

31/12/2021 15:01

Kinhte&Xahoi Đón năm mới 2022 trong mùa dịch, nhiều người Hà Nội không xôn xao lên đường du lịch hay đi chơi xa mà chọn ở nhà. Ngày Tết tìm về những giá trị bền vững bên gia đình với những hoạt động thiết thực, vừa gắn kết tình thân vừa đảm bảo an toàn là cách các công dân Thủ đô ưu tiên để mong muốn mở ra một năm nhiều sức khỏe, ấm áp tình thân.

Chưa an toàn thì chưa thực sự vui vẻ

 Đó là tâm lý chung của mọi người. Dù một số hoạt động du lịch, một số các địa điểm vui chơi gần Hà Nội vẫn mở cửa nhưng cứ đi mà nơm nớp lo âu thì cuộc vui vẫn không trọn vẹn.

Chị Võ Linh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết gia đình mình đã có kế hoạch đi cắm trại ở vùng ngoại thành, dưới chân núi Ba Vì cho các con được hòa vào thiên nhiên, thoải mái vận động, chạy nhảy sau nhiều tháng “cuồng chân” ở trong căn nhà chật hẹp. Các con rất háo hức, đồ đạc chị cũng chuẩn bị đầy đủ nhưng khi thấy thời tiết không ủng hộ, mưa phùn, lạnh và đặc biệt là các ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội vẫn tăng cao nên chị quyết định hủy.

“Các con buồn lắm, mình cũng có cảm giác thất hứa với các con nhưng đành phải vậy. Còn nhiều dịp khác để vui chơi, đâu cứ nhất thiết phải đi vào lúc này”, chị Linh chia sẻ.

Đón Tết dương lịch khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều người Hà Nội chọn quây quần bên gia đình để gắn kết tình thân và an toàn (Ảnh minh họa)

Đã thành thông lệ, từ nhiều năm nay, vào dịp nghỉ lễ, nhất là được nghỉ dài ngày như thế này gia đình chị Phương (Long Biên, Hà Nội) đều “xách balo lên và đi”. Xa thì nước ngoài, gần thì trong nước, đi du lịch đã trở thành thói quen với các con chị ngay từ tấm bé. Vậy mà, năm nay, dù một số nơi chưa đến không có nhiều ca nhiễm lại có nhiều khuyến mại, chị Phương vẫn nhất định không đi.

“Giờ đi máy ăn, ăn uống hàng quán bên ngoài đều sợ. Đi chơi mà cứ nhìn trước nhìn sau, lo ngang lo dọc, tinh thần không thoải mái thì còn gì là vui. Hơn nữa, giờ cứ nhìn thấy đám đông là mình sợ. Sợ cả những cảnh các khu du lịch đông đúc, quá tải, tắc đường, kẹt xe. Thà cứ ở nhà cho ấm áp, tiện nghi đầy đủ còn hơn”, chị Phương tâm sự.

Với những người khác, do ở trong nhà lâu, nhu cầu được đi chơi, được xả stress là có thật nhưng như chị Hải (Thanh Xuân, Hà Nội): “Lâu thì cũng lâu rồi, có phải mới lạ gì mà không quen nữa. Hai năm sống chung với dịch bệnh đã hình thành cho nhà mình một số thói quen mới, quan niệm mới. Đi đâu không quan trọng. Miễn là phải thoải mái và an toàn. Giữ gìn cả hai năm nay, tự dưng đi chơi một chuyến về lại cả nhà cùng “dính” F0 thì chả bõ”.

Còn nhiều việc để làm trong ngày nghỉ

 Nghe thì có vẻ không… thuận tai nhưng với anh Thuận (Hà Đông, Hà Nội) thì đúng là thế thật. Hai vợ chồng anh đều làm kinh doanh, ngày nào ngày nấy lao đi ra khỏi nhà từ sáng sớm, tối tăm mặt mũi đến khuya mới về. Những ngày giãn cách xã hội và dịch bệnh căng thẳng vừa rồi ban đầu phải ở nhà một vài ngày anh thấy rất khó chịu vì như bị thừa thãi, chệch ra khỏi guồng quay quen thuộc.

Sau vài ngày bứt rứt khó chịu, anh Thuận nghĩ mình không thể cứ thụ động thế này được. Anh ngó chỗ này, nhìn chỗ kia trong nhà. Đầu tiên, phát hiện ra cậu con trai lớn tộc ngộc mà chẳng việc gì tự tay làm, cái gì cũng nhờ đến bác giúp việc. Thứ hai, thấy đồ đạc trong nhà quá nhiều thứ dư thừa và lộn xộn.

Thế là, việc đầu tiên anh giải quyết được bằng cách kiên trì cùng con làm những việc đơn giản như gấp quần áo, để giày dép cho ngăn nắp, gọn gàng, hướng dẫn con trồng cây, tỉa cành… Làm cùng con anh cảm thấy vừa khỏe người ra, vừa gần gũi con hơn, phát hiện ra cu cậu không tồ như mình tưởng.

Rồi những ngày bình thường mới trở lại anh lại lao đi làm việc nhưng nhận rõ mình không thể sống như trước, thế nên những ngày nghỉ Tết dương lịch này anh quyết định cùng con trai dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ trong nhà. Từ ổ cắm điện quá xa đến các tủ sách, tủ rượu quá cao, những giá trồng cây mục nát, cái bậc để dắt xe lên nhà bất tiện, bể cá cũ kĩ… anh đều “ngứa mắt”.

“Là đàn ông trong nhà mình phải để ý đến điều đó. Hơn nữa, cũng phải làm gương cho con, hướng dẫn con trai cũng phải biết làm những việc ấy để làm trụ cột gia đình trong nay mai. Nó không biết làm thì chả nhẽ cứ đi thuê. Đàn ông như thế thì mất mặt lắm”, anh Thuận hài hước nói.

Chị Mai Lâm (Hoàng Mai, Hà Nội) thì cho biết dịp nghỉ Tết dương lịch đúng lúc các con chị chuẩn bị thi học kì. Cả một học kì con học online, chất lượng không thể bằng được học trực tiếp nên kiến thức, sức học giảm bớt, chị muốn dành thời gian để củng cố lại kiến thức cho con.

Chị tâm sự: “Mình gọi điện báo ông bà nội ngoại là không về, ông bà ủng hộ ngay. Bởi lẽ dịch bệnh như thế này nhỡ ai lây lan sang cho ai cũng đều là điều không mong muốn. Cứ chờ dịch bệnh yên ổn đi thì đi đâu cũng được. Giờ mỗi người đều cần lo cho gia đình nhỏ của mình. Tết cũng là ở đó, đoàn viên cũng là ở đó”.

Còn Lê Minh, một bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì cho biết: “Quanh năm mình bận học hành, Tết mùa dịch không đi chơi thì ở nhà “cày” một vài bộ phim truyền hình mình yêu thích. Bên cạnh đó, nếu muốn vận động chân tay thì quét nhà, tưới rau, loanh quanh trong khu vườn nhà giúp ông bà, thế cũng đã hết trọn vẹn ba ngày nghỉ rồi”.

Mỗi người sẽ có những dự định, kế hoạch cho ngày nghỉ của mình. Dù đi chơi, dù mở tiệc tất niên tân niên với bạn bè, người thân, dù trùm chăn nằm “ngủ nướng”, mỗi người cũng nên chú ý điều quan trọng nhất là an toàn và hài hòa với hoàn cảnh, điều kiện xung quanh, giữ bền chặt tình cảm của mình với gia đình và người thân. Có như thế nghỉ Tết mới thực sự là những ngày vui vẻ trọn vẹn để đón năm mới về trong niềm vui và hi vọng.

 Cẩm Tú - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ngay-tet-tim-ve-nhung-gia-tri-ben-vung-ben-gia-dinh-186999.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com