Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Người dân khổ vì trạm trộn bê tông gây ô nhiễm

08/07/2021 10:02

Kinhte&Xahoi Tại thôn Thịnh Thôn, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì đã tồn tại một trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống Nhân dân suốt từ năm 2017.

Người dân cho biết đã kiến nghị với chính quyền địa phương nhiều lần nhưng lãnh đạo xã Cam Thượng khẳng định: “Chưa nhận được bất cứ phản ánh nào của người dân”.

Bức tử môi trường

Phản ánh đến Kinh tế & Đô thị, đông đảo người dân tại thôn Thịnh Thôn, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì cho biết, nhiều năm qua họ phải chung sống với khói bụi, chất thải độc hại, tiếng ồn và những rủi ro về giao thông tại khu vực xung quanh trạm trộn bê tông do Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21 (Vinaconex 21) xây dựng tại đây.

Ghi nhận thực tế cho thấy, phản ánh của người dân là chính xác. Trạm trộn bê tông do Vinaconex 21 xây dựng có quy mô khoảng 6.000m2, nằm ngay đoạn đầu vào Thịnh Thôn, cách QL32 khoảng vài trăm mét. Trạm trộn này giống như một cỗ máy bức tử môi trường khổng lồ, thải bụi, xi măng, nước bẩn ra xung quanh. Trong bán kính vài chục mét quanh trạm, bụi xi măng đóng mảng trên cây cối, phủ trắng nhà dân. Nước thải lẫn xi măng đục ngầu chảy thẳng vào mương nước, bên cạnh. Dọc đường bờ mương, bột xi măng hoặc được vùi lấp hoặc chất đống; sục tay vào bất cứ vị trí nào xung quanh tường rào trạm cũng móc lên được bột xi măng khô hoặc ướt. Theo thông tin người dân cung cấp, trạm trộn còn cho xe múc đất lên, đổ chất thải xuống rồi vùi lấp lại.

 Trạm trộn bê tông Vinaconex 21 tại Thịnh Thôn đang bức tử môi trường.

Một người dân (xin giấu tên) cho biết, xe tải hạng nặng ra vào liên tục, cộng với máy trộn công suất lớn gây rung lắc khiến các gia đình bất an suốt ngày đêm, nhất là những nhà có con nhỏ. “Ở trong nhà thì bị tiếng ồn tra tấn, ra đường lại sợ xe trộn, xe tải gây tai nạn. Nhiều căn nhà xung quanh khu vực trạm trộn đã bị lún, nứt; sửa xong lại nứt, trước khi trạm trộn những hiện tượng này không xảy ra. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền nhưng không được giải quyết” - người này cho hay.

Thiếu quyết liệt trong việc xử lý

Liên quan đến trạm trộn bê tông của Vinaconex 21 tại Thịnh Thôn, đại diện UBND huyện Ba Vì - chuyên viên phòng Quản lý đô thị Lê Mạnh Hùng cho biết, trạm trộn không được cấp phép xây dựng. Ô đất lắp đặt trạm chỉ được cấp phép làm điểm trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng cho Vinaconex 21. Tuy nhiên, đơn vị này đã cho xây dựng trạm trộn từ năm 2017. Từ đó tới nay, UBND huyện Ba Vì và các đơn vị liên quan đã ra quyết định xử phạt hai lần với trạm trộn này, yêu cầu tự tháo dỡ. Nhưng trạm vẫn tồn tại, hoạt động không ngừng nghỉ suốt 4 năm qua trong khi chính quyền vẫn tiếp tục kiểm tra, ra văn bản, còn người dân phải cố gắng chịu đựng cuộc sống như bị tra tấn bởi cơ sở bức tử môi trường này.

Chủ tịch UBND xã Cam Thượng Quách Văn Phong cho hay: “Xã chưa từng nhận được bất cứ đơn thư nào của Nhân dân liên quan đến trạm trộn này”. Ông Quách Văn Phong còn cho rằng, khi có một cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, việc ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi (?). Chủ tịch UBND xã Cam Thượng thông tin thêm, trạm trộn bê tông tại Thịnh Thôn là do một cá nhân tên Lê Thanh Bình xây dựng lên và đang quản lý, kinh doanh. Công ty Vinaconex 21 cho ông Lê Thanh Bình thuê lại đất để đặt trạm trộn. Trong suốt quá trình hoạt động, trạm trộn bê tông này không có bất cứ đóng góp gì cho địa phương dù lớn dù nhỏ.

Chủ trạm trộn bê tông sản xuất, kinh doanh kiếm lời, còn hệ lụy thì để người dân gánh chịu, trong khi chính quyền lại chỉ loay hoay với văn bản, giấy tờ đôn đốc, không tháo dỡ công trình vi phạm, cũng không có biện pháp nào giảm thiểu hệ lụy về môi trường, đảm bảo an sinh cho Nhân dân. Thực trạng này sẽ còn kéo dài đến bao giờ? Chính quyền địa phương còn thờ ơ đến bao giờ? Người dân Thịnh Thôn đang vô cùng mong mỏi câu trả lời thỏa đáng.

 Vũ Hải - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://kinhtedothi.vn/nguoi-dan-kho-vi-tram-tron-be-tong-gay-o-nhiem-426395.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com