Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Nguy cơ tái bùng dịch Covid-19 từ dòng người về quê không tuân thủ cách ly

19/10/2021 10:00

Kinhte&Xahoi Theo các chuyên gia y tế, trong những ngày qua, hàng trăm nghìn người từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… về quê và di chuyển đến các địa phương khác khi mở cửa cả đường bay, đường bộ. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tái bùng dịch Covid-19 nếu những người về quê không tuân thủ cách ly, phòng dịch.

“Lỗ hổng” trong việc quản lý, giám sát người về từ vùng dịch

Theo báo cáo sơ bộ, từ ngày 1/10 đến nay, tại 43 tỉnh, thành phố đã ghi nhận khoảng 180.000 người trở về các địa phương, trong đó có hơn 1.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính.

Riêng tại Hà Nội, từ ngày 13/10 đến ngày 16/10 đã phát hiện 12 ca dương tính, trong đó có 10 ca là người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh và 2 ca là người trở về từ 2 tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh.

Hầu hết những người dân về từ vùng dịch đều được cách ly kịp thời, tuy nhiên cũng có trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người khiến ngành chức năng phải điều tra, truy vết, thậm chí tạm phong tỏa cả tòa chung cư để xử lý dịch tễ.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân về quê cần cách ly đúng quy định và tuân thủ 5K

Đơn cử như trường hợp N.T.D.V (nữ, sinh năm 1984, thường trú tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội), đang ở cùng bạn tại số 8 phố Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Từ ngày 11 đến 12/10, chị V đã đi ô tô chung từ Thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội. Sau đó, chị V đã đi đến nhiều nơi và tiếp xúc với rất nhiều người trên địa bàn thành phố.

Chỉ đến 23h ngày 15/10, khi nhận được thông tin 2 người đi cùng ô tô từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đã trở thành F0, chị mới làm test nhanh. Sau khi phát hiện nhiễm bệnh, chị mới thông tin cho Trạm Y tế phường Cửa Nam.

Lúc 2h sáng 16/10, ngay sau khi nắm thông tin về ca bệnh, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân này và gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định, chị V dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, bệnh nhân V có lịch trình di chuyển rất phức tạp. Kết quả điều tra truy vết đã có 9 trường hợp F1, trong đó có 5 F1 tại phố Đình Ngang; 2 F1 tại phố Hàng Bông và 2 F1 tại quận Thanh Xuân và quận Long Biên.

Hiện tại, UBND phường Cửa Nam đã tạm thời phong tỏa phố Đình Ngang và phối hợp với Trung tâm Y tế quận lấy 119 mẫu xét nghiệm RT-PCR (gồm các trường hợp F1 và người dân trong khu vực tạm thời phong tỏa) gửi CDC Hà Nội. Trường hợp bệnh nhân F0 đã được đưa đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến quận Hoàng Mai. Các F1 cũng đã được đưa đi cách ly tập trung và thực hiện cách ly tại nhà với các F2. Quận cũng đã phun khử khuẩn môi trường tại những khu vực có liên quan.

Những người dân di từ vùng dịch về quê sẽ làm tăng nguy cơ tái bùng dịch Covid-19 nếu không tuân thủ cách ly, phòng dịch

Theo quy định hiện hành, người về từ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà, đòi hỏi họ phải có ý thức tự giác rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, không để dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, thực tế di chuyển của bệnh nhân N.T.D.V những ngày qua cho thấy, bệnh nhân đã không tự cách ly tại nhà mà đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người.

Quan trọng là ý thức của người dân

 Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, việc người dân di chuyển từ vùng dịch về nhiễm Covid-19 là điều khó tránh khỏi. Thành phố có giữ được bình yên hay không, phụ thuộc một phần vào ý thức của từng cá nhân. Đối với những trường hợp từ vùng dịch trở về cần tự theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm (nếu có).

Một số địa phương khác hiện tiếp tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng. Đơn cử, tỉnh Phú Thọ vừa ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, trong đó có chùm học sinh dương tính với SARS-CoV-2 chưa rõ nguồn lây. Địa phương này tạm dừng một số hoạt động không cần thiết, đám cưới, đám hỏi, các hoạt động kinh doanh dịch vụ như karaoke, massage, spa, Internet, dịch vụ ăn uống, phòng tập gym, hoạt động thể thao tập trung đông người...

Nhiều địa phương khác như Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh… tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp F0, trong đó có những chùm lây nhiễm phức tạp.

Lực lượng cảnh sát giao thông tặng suất ăn, hướng dẫn người dân về quê đảm bảo an toàn

Theo các chuyên gia y tế, trong những ngày qua, hàng trăm nghìn người từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… về quê và di chuyển đến các địa phương khác khi mở cửa cả đường bay, đường bộ. Với lượng người di chuyển lớn như hiện nay, một số địa phương đã ghi nhận nhiều trường hợp F0.

Trong quá trình di chuyển, nhiều F0 không có triệu chứng, nếu chủ quan, không thực hiện biện pháp 5K, họ sẽ là nguồn lây trong cộng đồng. Theo các chuyên gia dịch tễ, chúng ta đã có bài học từ việc người về từ vùng dịch, một số địa phương không làm tốt công tác kiểm soát, cách ly, để dịch lan rộng. Trong khi đó, tại nhiều địa phương, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin vẫn còn thấp.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng cho rằng, khi người trở về Hà Nội từ các vùng có dịch càng nhiều thì nguy cơ số ca nhiễm sẽ tăng lên. Để tránh nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng cần tinh thần tự giác của mỗi người.

Người dân đi về phải ký cam kết tuân thủ nghiêm theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú (trong vòng 7 ngày), khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định. Đối với trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và tư vấn kịp thời.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, những trường hợp trở về từ các địa phương có dịch cũng được coi như những ca nhập cảnh. Do đó, để quản lý tốt những trường hợp này cần có sự phối hợp liên ngành thật chặt chẽ. Hiện nay, việc cung cấp danh sách những trường hợp trở về bằng đường hàng không tương đối đầy đủ nhưng với đường bộ và đường sắt thì việc cung cấp danh sách này còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cần yêu cầu các nhà xe, hãng xe, Tổng Công ty Đường sắt thực hiện nghiêm việc thông báo danh sách những người trở về Hà Nội từ các địa phương có dịch.

Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nguy-co-tai-bung-dich-covid-19-tu-dong-nguoi-ve-que-khong-tuan-thu-cach-ly-180674.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com