Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Nhiều quốc gia triển khai tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 thứ tư: Củng cố hàng rào phòng dịch

28/03/2022 11:07

Kinhte&Xahoi Nhiều quốc gia bắt đầu xúc tiến kế hoạch tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 thứ tư. Động thái này không chỉ để bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt là nhóm dễ tổn thương trước tình trạng số ca nhiễm đang có xu hướng tăng nhanh, mà còn để sẵn sàng ứng phó những làn sóng dịch mới.

Mũi vắc xin Covid-19 thứ tư được nhiều nước ưu tiên cho người cao tuổi.

Mới nhất, Australia công bố sẽ triển khai tiêm chủng tăng cường từ ngày 4-4 tới nhằm chuẩn bị cho mùa đông lạnh tràn về vào tháng 6. Một số địa phương của Canada cũng bắt đầu cung cấp mũi tiêm thứ tư cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Giới chức y tế Mỹ thông báo đã chuẩn bị đủ lượng vắc xin để tiêm phòng mũi thứ tư cho người trên 65 tuổi.

Tại châu Âu, các nước: Đức, Đan Mạch, Anh, Hungary, Thụy Điển… đều đã xúc tiến chiến dịch tiêm phòng mới, thậm chí xem xét mở rộng nhóm đối tượng được tiêm để ứng phó với số ca nhiễm đang tăng nhanh. Tại châu Á, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Lào cũng có những động thái tương tự. Theo giới chức y tế nhiều nước, mũi tiêm thứ tư cần cách mũi thứ ba khoảng 4 tháng.

Việc tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 thứ tư được các nước triển khai dựa trên quan điểm, dù số ca tử vong và nhập viện do Covid-19 có xu hướng giảm, khả năng miễn dịch của nhân loại cũng suy giảm, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, sau 10 tuần, mũi tiêm thứ ba vắc xin của Pfizer chỉ còn tác dụng ngăn chặn lây nhiễm 35%, trong khi vắc xin Moderna chỉ duy trì hiệu quả 45% được 9 tuần. Thực tế, các hãng dược Pfizer và BioNTech viện dẫn kết quả nghiên cứu ở Israel - quốc gia đầu tiên xúc tiến tiêm mũi thứ tư, cho thấy những người đã tiêm mũi thứ tư ít có khả năng bị nhiễm Covid-19 hơn so với những người mới tiêm ba liều.

Nhiều quan điểm cũng cho rằng, việc tiêm phòng bổ sung lúc này là cần thiết, nhất là trong bối cảnh biến thể phụ “tàng hình” BA.2 của biến chủng Omicron khiến số ca nhiễm gia tăng nhanh, giữa lúc nhiều quốc gia gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.

Một điểm chung được nhiều nước áp dụng khi triển khai tiêm mũi vắc xin thứ tư là tập trung vào nhóm dễ tổn thương - đặc biệt là người cao tuổi - thay vì phủ rộng ngay từ đầu như với mũi tiêm thứ ba. Theo Tiến sĩ Christian Gaebler, một nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller (New York, Mỹ), người lớn tuổi được hưởng lợi lớn từ mũi tiêm thứ tư do hệ thống miễn dịch lão hóa thường suy yếu và không tạo ra cùng một lượng hoặc cùng chất lượng kháng thể như ở người trẻ.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường có các vấn đề y tế khác, làm gia tăng nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng khi mắc Covid-19. Nhiều nước cũng tiếp nhận yêu cầu tiêm mũi thứ tư từ những người có hệ thống miễn dịch yếu, đã cấy ghép nội tạng hoặc tế bào gốc, đang trải qua hóa trị ung thư, có H.I.V tiến triển... Phần đông còn lại yêu cầu có ý kiến của bác sĩ.

Dù đem lại lợi ích, nỗ lực tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ tư đang vấp phải một số khó khăn. Trước hết là tâm lý chủ quan từ phía người dân về việc “đại dịch đã qua đi” khiến việc kêu gọi tiêm chủng trở nên khó khăn. Đây cũng là lý do dẫn đến tốc độ tiêm ở nhiều nước vừa qua giảm.

Nhiều ý kiến cũng đánh giá, việc thúc đẩy tiêm mũi tăng cường thứ tư lúc này còn sớm, bởi ở nhiều nơi việc “phủ” các mũi tiêm cơ bản còn chưa hoàn tất. Ngoài ra, một số nước giàu tuy đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để tiêm mũi tăng cường tiếp theo, nhưng vẫn đang cân nhắc về khả năng có được những loại vắc xin mới hơn, dù điều này tạo ra những lỗ hổng phòng dịch nguy hiểm.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn lây nhiễm trên diện rộng, để bảo đảm mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh, việc tiếp tục phủ vắc xin Covid-19 là cần thiết, góp phần khống chế số ca bệnh chuyển nặng, nhập viện, tử vong ở mức tối thiểu.

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến. 

 Hoàng Linh - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Hà Nội mớihttp://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/1028006/nhieu-quoc-gia-trien-khai-tiem-mui-vac-xin-phong-covid-19-thu-tu-cung-co-hang-rao-phong-dich

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com