Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Phụ huynh mong con học mầm non và tiểu học được đến trường

24/01/2022 19:56

Kinhte&Xahoi Được đến trường học trực tiếp đang là mong mỏi của nhiều phụ huynh có con học bậc mầm non và tiểu học ở Hà Nội.

Lo ngại trẻ ở nhà quá lâu

 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 14/2, các trường sẽ tổ chức dạy trực tiếp với bậc mầm non, tiểu học và khối lớp 6, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ. Đây là phương án vừa được Sở GD&ĐT thành phố đề xuất trong tờ trình Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh về việc tổ chức dạy trực tiếp sau Tết Nguyên đán.

Tại Hà Nội, dù chưa có kế hoạch đón học sinh khối mầm non và tiểu học trở lại trường nhưng lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng cho biết, nếu tình hình ổn định, Sở sẽ đề xuất với thành phố cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022.

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học và mầm non mong cho con được đi học trực tiếp

Trước những thông tin này, nhiều bậc phụ huynh Thủ đô cũng sốt sắng, hi vọng Hà Nội sẽ triển khai việc tổ chức dạy trực tiếp không chỉ với bậc THCS, THPT, đại học mà với cả bậc mầm non, tiểu học.

Chị Cao Thu Hiền (33 tuổi, đang sinh sống tại quận Hoàn Kiếm) cho biết, gia đình chị có 1 bé 4 tuổi và 1 bé 6 tuổi, chị rất mong muốn các con được đến trường. Gần một năm nay trẻ nghỉ dịch ở nhà, chị phải chuyển đổi công việc sang kinh doanh online. Không những thế, chị nhận thấy, lớp 1 dù mẹ học cùng và dạy theo hướng dẫn của cô giáo thì việc học cũng không thể hiệu quả bằng con được cô chỉ dạy.

Chị Hiền chia sẻ: “Bé lớn nhà mình ở nhà lâu đã thay đổi mọi thói quen, bây giờ xem tivi, điện thoại nhiều, không được tiếp xúc bạn bè, thầy cô. Bé nhỏ thì cũng học đòi theo anh xem điện thoại, nếu cất đi thì cháu sẽ khóc, mình cũng thử nhiều biện pháp hạn chế cho bé nhưng chỉ được vài hôm bé lại đòi vì lâu ngày không được ra ngoài mà điện thoại lại có tính chất giải trí cao. Mình nghĩ nên cho trẻ đi học lại để các con được giao tiếp nhiều hơn và phát triển các kỹ năng mềm”.

Anh Ngô Quang Đăng (35 tuổi, đang sinh sống tại quận Tây Hồ) cho biết: “Trẻ ở độ tuổi mầm non cần phải quay lại trường học để tiếp tục hoàn thiện quá trình phát triển thể chất, tư duy một cách hoàn chỉnh nhất. Tôi nghĩ phải mở cửa trường mầm non để nhịp sống được bình thường mới thật sự.

Nhiều cha mẹ cho rằng, lứa tuổi lớp 1, dù được cha mẹ dạy nhưng sẽ không hiệu quả bằng được cô giáo dạy trực tiếp

Để trẻ ở nhà mãi cũng đã và đang phát sinh nhiều hệ lụy nhãn tiền. Hơn nữa, cha mẹ nào cũng phải đi làm, nếu không mở cửa trường mầm non, họ sẽ phải tìm nhóm trông trẻ hoạt động “chui” để gửi con thì sẽ có nhiều rủi ro. Dù biết khó, nhưng nếu được quyền lựa chọn thì tôi chọn cho con đi học lại và chấp nhận rủi ro, phụ huynh khác có quyền lựa chọn, hoặc ở nhà trông con, hay gửi con cho nhóm trẻ nào đó, hoặc gửi con ở trường”.

Ngược lại, chị Nguyễn Phương Nga (31 tuổi, đang sinh sống tại quận Tây Hồ) lại không đồng tình cho con đi học trực tiếp trong khi Hà Nội đang rất nhiều ca nhiễm. Chị cho rằng các con còn quá nhỏ, chưa thể tự thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn. Đặc biệt, độ tuổi của các con chưa được tiêm vắc xin nên không yên tâm để cho trẻ đến trường vào thời điểm này.

Chị Nga bày tỏ : “Các con còn nhỏ chưa tự thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch bệnh. Hơn nữa các con chưa được tiêm vắc xin. Trong khi các nghiên cứu chung đều cho thấy những người nhiễm bệnh COVID sau khi khỏi bệnh vẫn còn ảnh hưởng sức khỏe. Trẻ con tương lai còn dài.

Học kỳ qua các con cũng đã dần quen với cách học online. Nếu phải thực hiện theo đề xuất trên, tôi sẽ chọn học online. Tôi không yên tâm cho con đến trường. Lỡ nhiễm bệnh không lường trước được như thế nào thì ảnh hưởng đến cả tương lai sau này của con”.

Nguy cơ bỏ lỡ giai đoạn vàng

 Về vấn đề cho trẻ trở lại trường học trực tiếp hay ở nhà học online, nhiều chuyên gia đã khẳng định, việc học trực tuyến quá dài sẽ kéo thêm một hệ lụy không tốt đến tâm lý của trẻ. Theo đó trẻ có nhiều giai đoạn phát triển tốt như từ 0 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển. Nếu trong giai đoạn này mà trẻ bị bó buộc trong 4 bức tường, bố mẹ không hiểu tâm lý giáo dục, lại còn bận rộn với công việc thì trẻ sẽ rất thiệt thòi.

Trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học có những giai đoạn vàng để phát triển

TS chuyên ngành tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Tổng Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) cho rằng, học trực tuyến kéo dài sẽ kéo theo những tổn thương, biến đổi về tâm lý, tạo thói quen sinh hoạt khác.

Trong một khoảng thời gian dài, trẻ không được gặp gỡ thầy cô, bạn bè cùng trang lứa để được nô đùa, trải nghiệm mà chỉ tiếp xúc với 4 bức tường, iPad, tivi, điện thoại... điều này thực sự đáng báo động.

Về vấn đề bao giờ học sinh mầm non và tiểu học có thể quay trở lại trường, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, học sinh ở lứa tuổi này cần phải được bảo vệ an toàn nhất khi đến trường.

“Chúng tôi cũng mong sớm có vắc xin phòng COVID-19 để tiêm cho các em. Chỉ khi được tiêm mới tạo ra được sức đề kháng cho học sinh quay trở lại trường học. Về kế hoạch tiêm cho đối tượng học sinh từ 5 - 11 tuổi, ngành Y tế Hà Nội đang chủ trì, phối hợp với các bên và báo cáo cấp trên để đợi nguồn vắc xin, sau đó sẽ triển khai trong thời gian thích hợp”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ.

Nhiều ý kiến cho rằng, với lứa tuổi mầm non và tiểu học cũng nên triển khai theo tinh thần tự nguyện, kết hợp song song hai hình thức học tập trực tuyến và trực tiếp. Phụ huynh nào đồng ý thì sẽ để con học trực tiếp, phụ huynh nào không đồng ý thì cho con học trực tuyến, nhà trường vẫn đảm bảo linh hoạt, không để cho bất cứ trẻ nào bị thiệt thòi.

 Đình Trung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/phu-huynh-mong-con-hoc-mam-non-va-tieu-hoc-duoc-den-truong-188715.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com