Sáng 21/8, có 666 ca mắc Covid-19 nặng, 24 ca nguy kịch

21/08/2021 07:06

Kinhte&Xahoi Đến nay Việt Nam ghi nhận 323.268 ca mắc COVID-19, chữa khỏi 132.815 bệnh nhân. Trong số các ca bệnh đang điều trị có 690 ca nặng và rất nặng.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

 12.756 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 20/8 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 132.815 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 666 ca.

Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.

Ảnh minh họa.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 178.038 xét nghiệm cho 376.152 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.056.328 mẫu cho 26.138.265 lượt người.

Về tiêm chủng vaccine COVID-19

 Trong ngày 19/8 có 1.504.293 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 16.306.199 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.669.827 liều, tiêm mũi 2 là 1.636.372 liều.

Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép thêm 1 vaccine COVID-19

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, giao Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép, tổ chức tiêm miễn phí thêm 1 vaccine chuẩn bị nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong thông báo ngày 20/8 gửi Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ cho biết nhận được đề nghị (ngày 17/7) của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex, đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận và chỉ đạo Bộ Y tế thẩm định nhanh hồ sơ đăng ký khẩn cấp vaccine Hayat-Vax cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra để hướng dẫn và thực hiện nhất quán việc quản lý nhà nước, bao gồm kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí theo quy định. Giao Bộ Ngoại giao xem xét, kiểm tra, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao nhập khẩu vaccine.

TP Hồ Chí Minh triển khai 6 trạm y tế lưu động đầu tiên

6 trạm y tế lưu động này gồm 1 trạm ở Quận 3 và 5 trạm tại Quận 7, nằm trong tổng số gần 400 trạm y tế lưu động sẽ được thiết lập trong thời gian tới.

Tại Quận 3, trạm y tế lưu động ở phường 11. Trạm này có một bác sĩ, hai điều dưỡng; được trang bị 4 máy tạo oxy, khoảng 10 bình oxy lớn, nhỏ cùng đầy đủ loại thuốc theo quy định điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà.

Quy trình hoạt động là khi ghi nhận các ca F0 có triệu chứng, bác sĩ và điều dưỡng sẽ đến nhà để khám. Tùy vào thể trạng của người bệnh, các nhân viên y tế sẽ quyết định việc cho thuốc theo dõi tại nhà hoặc điều phối xe chở đến trạm y tế xử trí.

Ông Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết trạm y tế lưu động có 2 chức năng chính là quản lý sức khỏe bà con trên địa bàn (bên cạnh trạm y tế đang có sẵn) và quản lý các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà. Từ mô hình này, kỳ vọng sẽ giúp chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà tốt hơn.

Dự kiến TP sẽ có trên 180.000 F0 điều trị tại nhà trong thời gian tới và sẽ có gần 400 trạm y tế lưu động như thế được thành lập.

Hà Tĩnh - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/sang-21-8-co-666-ca-mac-covid-19-nang-24-ca-nguy-kich-d164057.html