Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn cầu: Thận trọng, quyết liệt và mạnh mẽ

30/07/2020 18:19

Kinhte&Xahoi Với gần 17 triệu trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và trên 665 nghìn ca tử vong trên toàn cầu (tính đến 23h ngày 29-7), Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phải đưa ra cảnh báo rằng số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã tăng gần gấp đôi trong 6 tuần qua. Trước nguy cơ “cơn sóng thần” Covid-19 đang trở lại, nhiều quốc gia phải tái áp dụng các biện pháp thận trọng, quyết liệt và mạnh mẽ nhằm khống chế dịch bệnh.

Nhiều nước tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Châu Mỹ vẫn là điểm nóng nhất của đại dịch Covid-19 với số ca nhiễm đặc biệt tăng mạnh trong những ngày gần đây, nhất là Mỹ, Brazil, Mexico. Với trung bình 50-60 nghìn ca/ngày, số ca mắc mới tại Mỹ tăng mạnh buộc chính quyền các bang phải hoãn hoặc rút lại kế hoạch mở cửa kinh tế. Lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường đã được áp dụng tại nhiều bang của xứ Cờ hoa.

Trong khi đó, nhiều quốc gia ở châu Âu đang triển khai hàng loạt biện pháp để tránh nguy cơ bị cuốn vào làn sóng Covid-19 thứ hai, khi hàng triệu người đang di chuyển trên khắp Lục địa già trong kỳ nghỉ hè.

Đức cân nhắc thực hiện xét nghiệm kiểm dịch bắt buộc với những người vừa đi du lịch ở các vùng nguy cơ cao về, còn Anh xem xét đưa Pháp và Đức vào danh sách các quốc gia có công dân phải cách ly 14 ngày khi nhập cảnh vào xứ sở Sương mù.

Các khách sạn tại Tây Ban Nha khuyến cáo du khách nước ngoài nên làm xét nghiệm Covid-19 trước khi rời khỏi quê hương và xét nghiệm lại trước khi về nước, đồng thời ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang toàn bộ thời gian trong ngày.

Tại Bỉ, Chính phủ cảnh báo nước này có thể sẽ bị đặt vào tình trạng “phong tỏa hoàn toàn” lần thứ hai sau khi ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt trở lại. Chính phủ Hy Lạp cũng thông báo bắt buộc đeo khẩu trang tại các không gian công cộng kín từ ngày 29-7.

Tại Pháp, giới chức nước này đã ra lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại các bãi biển ở khu nghỉ dưỡng Quiberon cũng như bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại những địa điểm công cộng sau khi số ca mắc Covid-19 tại đây tăng nhanh.

Từng là tâm dịch của châu Âu, thế nên giới chức vùng Campania của Italia sẽ phạt người không đeo khẩu trang 1.000 euro ( vào khoảng 27 triệu đồng) trong không gian khép kín như nhà công cộng, siêu thị, quán bar, nhà hàng...

Tương tự châu Âu, các nước châu Á cũng đang "đương đầu" với làn sóng lây nhiễm thứ hai khi số ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đang ngày một tăng. Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục, Nhật Bản liên tiếp ghi nhận những ca mắc mới trong cộng đồng ở mức cao.

Do ổ dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) đã lan ra nhiều tỉnh khác, chính quyền địa phương phải áp đặt trở lại các hạn chế. Tại Hồng Kông (Trung Quốc) từ ngày 29-7, bất kỳ ai không đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng có thể bị phạt tới 645 USD (khoảng 15 triệu đồng). Chính quyền Hồng Kông cũng đã thắt chặt các quy định phòng ngừa mới, hạn chế tụ tập nơi công cộng không quá 4 người.

Tại Nhật Bản, chính phủ nước này kêu gọi các công ty cho phép 70% nhân viên làm việc từ xa và tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội.

Có thể thấy, thế giới đang rất thận trọng khi đối mặt với nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát. 

Linh hoạt điều chỉnh biện pháp khống chế dịch, khuyến cáo người dân những việc nên làm, đưa ra mức phạt và giới hạn nghiêm ngặt... là những biện pháp được nhiều nước chuẩn bị cho một kịch bản xấu.

Trong cuộc họp ngày 27-7 tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, đại dịch Covid-19 sẽ diễn biến tồi tệ hơn nữa nếu các nước không tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Người đứng đầu WHO cho biết sẽ triệu tập cuộc họp với Ủy ban khẩn cấp của WHO trong tuần này để đánh giá về nguy cơ đại dịch.

 Thuỳ Dương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Link bài gốc http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/974208/siet-chat-cac-bien-phap-phong-chong-dich-covid-19-tren-toan-cau-than-trong-quyet-liet-va-manh-me

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com