Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Thu hút FDI trong bối cảnh Covid-19: Việt Nam nhận được “lá phiếu” ủng hộ của các nhà đầu tư

28/04/2021 08:08

Kinhte&Xahoi Trong năm 2020, các nhà đầu tư (NĐT) vẫn tiếp tục tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đây chính là 'lá phiếu' ủng hộ Chính phủ, bộ ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách hơn nữa.

Dòng vốn FDI tiếp tục vào Việt Nam

Với chủ đề “Kết nối Địa phương – Doanh nghiệp: Nắm bắt cơ hội”, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 do Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times phối hợp tổ chức hôm 26/4 được đánh giá là sáng kiến mới và hiệu quả nhằm tạo cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp (DN) FDI với Chính phủ và các địa phương, hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam. 

Trải qua 33 năm phát triển và thu hút FDI, Việt Nam đã có 33.070 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 384 tỷ

 Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021, đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và Công ty TNHH Mainstream Renewable Power Việt Nam về bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam và Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Ngoại vụ và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam về việc hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ kết nối với các địa phương Việt Nam.

USD; vốn thực hiện khoảng 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước; và số thu nộp ngân sách nhà nước cũng tăng đều qua các năm. Khu vực đẩu tư nước ngoài (ĐTNN) đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2020, vốn đăng ký và vốn thực hiện tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là năm 2020, mặc dù, tình hình rất khó khăn nhưng các nhà đầu tư (NĐT) vẫn tiếp tục tin tưởng vào thị trường và môi trường đầu tư của Việt Nam, triển khai mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

“Đây chính là “lá phiếu” ủng hộ Chính phủ, bộ ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, phục vụ cộng đồng DN chung tay vì một Việt Nam thịnh vượng…” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh tại Diễn đàn.

Dẫn các nguồn tin quốc tế đáng tin cậy, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất trên thế giới với mức tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới và trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn ở châu Á.

Chính phủ, địa phương sát cánh cùng nhà đầu tư

Đánh giá cao Việt Nam là “cứ điểm an toàn và phát triển.” Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) và Trưởng đại diện Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) cho rằng, sự chuyên nghiệp và minh bạch tạo thuận lợi của các địa phương đang tạo động lực lớn để các NĐT dịch chuyển, mở rộng đầu tư những dự án ‘đầu não’ với hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển 2021.

“Trong gần 2 năm đối mặt với Covid-19, hoạt động xúc tiến đầu tư cả trong nước và nước ngoài đều gặp khó khăn, tuy nhiên, rất nhiều ý tưởng sáng tạo đã được thúc đẩy triển khai thành công trên thực tiễn, không chỉ giữ vững động lực tăng trưởng tại các địa phương mà còn thể hiện tinh thần đồng hành sát cánh với các NĐT, các DN vượt qua khó khăn, thách thức…” - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá. 

Bộ trưởng cũng chia sẻ, trong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao cũng chủ động, tích cực đẩy mạnh nhiều chuỗi hoạt động thiết thực hỗ trợ kết nối các địa phương với các đối tác quốc tế, triển khai đồng đều cả trong nước và ở nước ngoài…

Trải qua 33 năm thu hút FDI, Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón làn sóng thu hút  FDI lần thứ 4 với những “đại bàng” công nghệ hứa hẹn đầy tiềm năng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt, hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài còn gặp khó khăn do những tác động từ đại dịch Covid-19, theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, chúng ta phải thích ứng, chủ động, sáng tạo và đón kịp dòng chảy của làn sóng đầu tư này, đưa được dòng vốn chất lượng cao về Việt Nam.

Diễn đàn với sự tham gia của đại diện các Tổ chức quốc tế, các Hiệp hội DN nước ngoài, với 200 DN FDI và DN Việt Nam.

Tại diễn đàn với sự tham gia của đại diện các Tổ chức quốc tế, các Hiệp hội DN nước ngoài, với 200 DN FDI và DN Việt Nam, Phó Thủ tướng hoan nghênh các NĐT nước ngoài đến Việt Nam làm ăn lâu dài, tôn trọng pháp luật và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

“Trong thời gian tới, khu vực FDI vẫn tiếp tục là một động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng, phồn vinh của Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo, phát triển….” - Phó thủ tướng khẳng định.

Phó Thủ tướng cũng cam kết: Chính phủ Việt Nam đang và sẽ không ngừng nỗ lực cải thiện thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN FDI cũng như DN Việt Nam cùng phát triển và hợp tác phát triển, tạo nên sức sức bật cho kinh tế Việt Nam…

“Trong thời gian qua, các dự án thu hút ĐTNN cũng như các DN nước ngoài vào đầu tư và liên doanh phát triển tại thị trường Việt Nam đã có nhiều dịch chuyển về chất lượng và quy mô hoạt động. Hiệu quả thực thi vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng lao động chất lượng hơn, tăng cường cơ hội hợp tác chuỗi với các DN trong nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với những điều kiện về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện và hoàn chỉnh hơn, các địa phương cũng có kế hoạch hành động cụ thể hơn, các DN Việt Nam và DN FDI hiểu và cùng nhận thấy nhiều giá trị hợp tác hơn, những thành tựu mới trong giai đoạn mới sẽ thịnh vượng và bền vững hơn…”

(Ông Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam)

“Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang ẩn chứa nhiều cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới. Sự hủy diệt hay tái thiết đều sinh mới và/hoặc mở thêm những cơ hội phi thường, bên cạnh thách thức lớn lao. Thành công sẽ đến với các chủ thể bản lĩnh, hiểu và chủ động thích ứng với bối cảnh.

Các Khu vực Kinh tế của Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước định hình rất rõ ràng về vai trò và sứ mệnh đóng góp. Trên cơ sở chủ trương định hướng và nền tảng pháp lý hiện hành, khu vực kinh tế FDI, cộng đồng DN FDI sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để cùng hoạt động hiệu quả và đóng góp vì sự phát triển các địa phương và nền kinh tế Việt Nam …”

(TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) 

Thanh Thanh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/thu-hut-fdi-trong-boi-canh-covid-19-viet-nam-nhan-duoc-la-phieu-ung-ho-cua-cac-nha-dau-tu-d154193.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com