Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Xét xử vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á

27/12/2023 10:49

Kinhte&Xahoi Ngày 27-12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội bắt đầu xét xử vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á, trong đó có các bị cáo nguyên sĩ quan Học viện Quân y.

Cụ thể, các bị cáo gồm: Hồ Anh Sơn, nguyên Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự; Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Trưởng phòng Trang bị vật tư; Ngô Anh Tuấn, nguyên Trưởng phòng Tài chính; Lê Trường Minh, nguyên Trưởng ban Hóa dược và 3 bị cáo: Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ; Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp, là Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bị xét xử về các tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Đây cũng là một phần của vụ án Công ty Việt Á.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo cáo trạng, năm 2020, Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á nghiên cứu kit test Covid-19 với kinh phí gần 19 tỷ đồng của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu là tài sản do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhưng Học viện Quân y lại "đồng ý để Công ty Việt Á toàn quyền sử dụng".

Cụ thể, bị cáo Hồ Anh Sơn được giao là chủ nhiệm đề tài, đã đề nghị Phó Giám đốc Học viện Quân y ký công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, đề nghị phát triển kit test. Biết việc này, Trịnh Thanh Hùng đề nghị Sơn đưa Công ty Việt Á vào cùng nghiên cứu vì Hùng quen biết Phan Quốc Việt.

Hồ Anh Sơn đồng ý, làm lại công văn thể hiện Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á nghiên cứu. Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận công văn này. Kết quả, kit test của Việt Á do Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Phan Quốc Việt) nghiên cứu có chất lượng tốt hơn sản phẩm của Học viện Quân y nên được đem đi thử nghiệm và được Bộ Y tế cấp số lưu hành tạm thời vào tháng 3-2020.

Bị cáo Phan Quốc Việt.

Để được cấp lưu hành chính thức, Việt sau đó chỉ đạo cấp dưới soạn biên bản thể hiện Học viện Quân y đồng ý cho Công ty Việt Á được "toàn quyền sử dụng kết quả nghiên cứu" và được in logo Học viện Quân y lên sản phẩm. Bộ Y tế sau đó chấp thuận cho Công ty Việt Á được lưu hành sản phẩm kit test.

Sau khi được Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt cảm ơn Trịnh Thanh Hùng bằng 350 nghìn USD (khoảng 8 tỷ đồng) và Hồ Anh Sơn 2,5 tỷ đồng tiền "hoa hồng".

Cũng trong năm 2020, Phan Quốc Việt đề nghị Hồ Anh Sơn đi mua tăm bông và các ống môi trường về bán cho Công ty Việt Á để doanh nghiệp này bán lại. Sơn sẽ được hưởng "toàn bộ lợi nhuận" từ việc này. Sơn đồng ý và chỉ đạo cấp dưới đi tìm mua các ống falcon, tăm bông trên địa bàn Hà Nội rồi đóng gói, chuyển cho Công ty Việt Á. Trên nhiều sản phẩm, Hồ Anh Sơn còn cho đóng logo của Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y.

Khi nhận hàng từ Sơn, Công ty Việt Á bán lại cho một số cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân, thu tổng số tiền hơn 3,6 tỷ đồng. Trừ các khoản thuế, số tiền còn lại là hơn 3,1 tỷ đồng, Việt Á chuyển lại cho Sơn. Cơ quan tố tụng xác định, trừ các chi phí, Sơn hưởng lợi hơn 2,1 tỷ đồng qua việc làm ăn với Việt Á.

Cơ quan tố tụng quân sự xác định, Học viện Quân y mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á với giá cao trong quá trình chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang và thành phố Hồ Chí Minh.

Do được giao nhiệm vụ về Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch, Học viện Quân y đề nghị và được Bộ Quốc phòng đồng ý cho dùng hơn 7,2 tỷ đồng để mua 220 bộ kit (loại 96 test/bộ). Tuy nhiên, Học viện Quân y không đấu thầu theo quy định mà tiến hành mua "chỉ định thầu" từ Công ty Việt Á với giá hơn 9,5 tỷ đồng, cao hơn 2,2 tỷ đồng so với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.

Tháng 7-2021, phía Học viện thanh toán hơn 5,1 tỷ đồng cho Việt Á và lúc này, các bị cáo Phan Quốc Việt, Vũ Đình Hiệp tiến hành chi "hoa hồng" cho các đối tượng. Trong đó, Hồ Anh Sơn nhận 344 triệu đồng; Ngô Anh Tuấn nhận 148 triệu đồng; Nguyễn Văn Hiệu nhận 492 triệu đồng...

Cũng trong năm 2021, Học viện Quân y được cử đi chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh nên đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho dùng hơn 17,5 tỷ đồng mua 390 bộ kit (tương ứng 37.440 test xét nghiệm) của Công ty Việt Á. Tuy nhiên, giá trị hợp đồng sau đó được nâng lên 77.280 test, tương ứng hơn 32,2 tỷ đồng - cao hơn 14,6 tỷ đồng so với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.

Sau đó, Vũ Đình Hiệp trong vai trò Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á đã mang hơn 3 tỷ đồng tiền "hoa hồng" đưa cho Nguyễn Văn Hiệu; 921 triệu đồng cho Ngô Anh Tuấn. Tổng cộng, Học viện Quân y đã mua số kit test trị giá hơn 81 tỷ đồng của Việt Á với giá cao hơn báo cáo, gây thiệt hại hơn 27,7 tỷ đồng. Qua việc này, Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp đã chi hơn 7,1 tỷ đồng "hoa hồng" cho các đối tượng.

Cơ quan tố tụng cho rằng, hành vi của ông Đỗ Quyết, nguyên Giám đốc Học viện Quân y và ông Hoàng Văn Lương, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng được tách ra, điều tra xử lý sau.

Chu Dũng - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/xet-xu-vu-viec-lien-quan-den-cong-ty-viet-a-654262.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com