Xu hướng tiêu dùng giai đoạn “hậu COVID” đã thay đổi ra sao?

12/03/2022 16:45

Kinhte&Xahoi Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng của người dân, đặc biệt là giai đoạn “hậu COVID”. Với mong muốn tiết kiệm và sinh lời tối đa, ngày càng nhiều người lựa chọn sử dụng ngân hàng số để giải quyết nhu cầu tài chính trong bối cảnh hiện nay.

Trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống, ảnh hưởng đến việc quản lý thu nhập, chi tiêu, đầu tư của hầu hết người dân. Thói quen tiêu dùng của người dân vì thế cũng hướng nhiều đến việc tiết kiệm, hạn chế các chi tiêu không thực sự cần thiết.

Kết quả khảo sát tại 10 nước Châu Á - Thái Bình Dương do Backbase thực hiện thấy, tỷ lệ người Việt cảm thấy thoải mái hoặc kiểm soát được tình trạng tài chính thấp nhất danh sách các nước được khảo sát. Cụ thể, chỉ có 28% được hỏi cho biết đang cảm thấy thoải mái về tình trạng tài chính cá nhân và 45% cảm thấy nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ người thừa nhận không biết cách quản trị tiền bạc của Việt Nam cao nhất trong 10 nước được khảo sát.

Chia sẻ về kinh nghiệm quản lý chi tiêu, chị Ngọc - một nhân viên văn phòng tại TP HCM cho biết, việc phân bổ thu nhập hàng tháng của chị sẽ theo nguyên tắc 40% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho các nhu cầu giải trí, học hành và 30% cho đầu tư và tiết kiệm.

Ứng dụng Ngân hàng số Übank ngày càng thu hút người tiêu dùng

“Dịch bệnh đã thay đổi thói quen tiêu dùng của tôi rất nhiều. Để tiết kiệm chi tiêu, tôi đã sử dụng các dịch vụ của ngân hàng số nhiều hơn nhờ vào các chương trình miễn phí giao dịch, hoàn tiền khi mua sắm, đi siêu thị, thanh toán hóa đơn… Bên cạnh đó, tôi thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để có nhiều ưu đãi cũng như tìm kiếm cái kênh đầu tư sinh lời an toàn, thuận tiện”, chị Ngọc cho biết.

Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu này, mới đây, ứng dụng ngân hàng số Übank by VPBank chính thức được ra mắt và trở thành ứng dụng ngân hàng số tiên phong trong việc cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (kể cả sản phẩm vay) thông qua một ứng dụng điện tử duy nhất với sứ mệnh “Bank less. Get more”.

Với tài khoản thanh toán Üsuper và ứng dụng Übank, khách hàng không cần phải sử dụng quá nhiều ứng dụng ngân hàng, ứng dụng tiết kiệm, ứng dụng ví điện tử, ứng dụng vay nhanh cùng một lúc; nhưng vẫn có thể sinh lời, chi tiêu, nhận khoản vay và quản lý tài chính dễ dàng.

Cụ thể, Übank sẽ tự động phân bổ các khoản tiền chưa dùng đến của khách hàng thành các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng với lãi suất sinh lời 3,6%/năm. Ứng dụng cũng sẽ tự động trích tiền từ các tài khoản tiền gửi này khi khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch. Như vậy, khách hàng vừa có thể sinh lời trên toàn bộ số tiền nhàn rỗi, nhưng vẫn có thể linh hoạt sử dụng số dư trong tài khoản.

Bên cạnh đó, tài khoản Übank còn cũng có lợi ích khác giúp khách hàng tiết kiệm chi tiêu và thời gian như hoàn tiền 1% không giới hạn cho mọi giao dịch thanh toán qua thẻ ghi nợ Übank Mastercard, nhận gói bảo hiểm miễn phí với quyền lợi là lên đến triệu đồng/năm khi trở thành khách hàng nhận lương qua tài khoản Übank, miễn phí các loại giao dịch.

Khi khách hàng có nhu cầu vay để trang trải cuộc sống, Übank có thể cung cấp vay mọi lúc mọi nơi với hạn mức vay gấp 10 lần lương, thủ tục vay đơn giản, nhận kết quả vay và giải ngân nhanh chóng. Đồng thời, khách hàng còn được nhận gói bảo hiểm tai nạn với giá trị lên đến 100 triệu đồng (áp dụng cho các rủi ro như tai nạn tử vong, bồi thường khi rút tiền tại ATM bị mất và các rủi ro khác khi giao dịch…).

Việc mở tài khoản nhận lương của Übank cũng rất đơn giản hơn với hộp thẻ không cá nhân hoá. Đây là hộp hướng dẫn mở tài khoản nhận lương đi kèm với một chiếc thẻ. Sau khi mở tài khoản thành công, khách hàng chỉ cần kết nối thẻ này vào tài khoản thì đã có thể thực hiện thanh toán ngay lập tức. So với các ngân hàng thông thường, khách hàng có thể phải đến chi nhánh để lấy thẻ sau 3-5 ngày và phải đợi tầm 24H để đổi mã PIN tại ATM.

Ông Hovorka Marek - Giám đốc Ngân hàng số Übank

Theo ông Marek Hovorka, Giám đốc Übank, đại dịch COVID-19 không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, mà còn làm thay đổi xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Điều này tạo ra sức ép lớn đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thay đổi cách cung cấp các sản phẩm dịch vụ từ phương thức truyền thống sang phương thức số hoá. Chủ động chấp nhận thử thách, ứng dụng ngân hàng số Übank đã chính thức được ra mắt, mang sứ mệnh giải quyết mọi nhu cầu tài chính của khách hàng từ xa với quy trình tự động hoá và thủ tục đơn giản.

“Trong thời điểm hiện tại, khách hàng ngày càng thể hiện rõ mong muốn được sử dụng dịch vụ ngân hàng mà không cần đến chi nhánh, cung cấp tài liệu, hay ký bất kỳ văn bản nào. Übank đã tự hào phát triển ra các sản phẩm để phục vụ nhu cầu này một cách tốt nhất”, ông Hovorka Marek nói.

 Huyền Anh - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/xu-huong-tieu-dung-giai-doan-hau-covid-da-thay-doi-ra-sao-191641.html