Theo thống kê của Sở Công thương Vĩnh Phúc huyện Yên lạc có 8 làng nghề truyền thống, gồm 5 làng nghề mộc, 2 làng nghề chế biến nhựa và 1 làng nghề chế biến bông vải sợi, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương có thu nhập ổn định, việc phát triển làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH của huyện Yên Lạc. Song song với mở rộng quy mô sản xuất, lượng chất thải làng nghề cũng ngày một tăng, gây tác động xấu đến môi trường trong khu vực.
Huyện Yên Lạc có 5 CCN, trong đó có 3 CCN đã đi vào hoạt động
Để đạt mục tiêu này, cùng với huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, huyện Yên Lạc sẽ chủ động tháo gỡ các khó khăn, nhất là về mặt bằng cho phát triển các cụm công nghiệp.
Huyện Yên Lạc có 5 CCN, trong đó có 3 CCN đã đi vào hoạt động gồm: CCN Tề Lỗ diện tích 24,2ha; CCN Thị trấn Yên Lạc diện tích 6,3ha; CCN Yên Đồng diện tích 3,7ha. Các cụm công nghiệp này đã đi vào hoạt động và đạt tỷ lệ lấp đầy 100%; ngoài ra, nhiều hộ sản xuất mong muốn các CCN này tiếp tục được mở rộng để di dời toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các làng nghề thu mua phế liệu, tái chế nhựa, sản xuất mộc...
Hai CCN còn lại đang thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) là CCN làng nghề Minh Phương diện tích 33,3ha và CCN Đồng Văn diện tích 26,4ha. Trong đó CCN Đồng Văn đã giải phóng mặt bằng được 17/24 ha mặt bằng, thu hút 8 doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh, còn hơn 100 hộ chưa nhận tiền bồi thường giải phóng mặt.
Đối với CCN làng nghề Minh Phương là dự án thuộc diện nhà nước thu hồi đất, hiện dự án đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về đầu tư, xây dựng đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án nằm trên địa bàn xã Nguyệt Đức đã GPMB gần 20 ha xong, tại thị trấn Yên Lạc đã giải phóng xong gần 6 ha.Tính đến thời điểm ngày 25/6, dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng được gần 26 ha/33, đạt gần 75 %.
Về phần diện tích chưa thực hiện GPMB xong hơn 8ha, tại thị trấn Yên Lạc (gần 7 ha đất của 125 hô dân và hơn 1ha đất của hai tổ chức là Hợp tác xã nông nghiệp, Ủy ban nhân dân thị trấn Yên Lạc). Trong đó 48/125 hộ đã nhất trí với phương án bồi thường giải phóng mặt bằng với diện tích hơn 2ha; còn 77/125 hộ chưa chịu ký biên bản kiểm kê, diện tích hơn 4ha, đối với các hộ trên huyện Yên Lạc đã có quyết định kiểm điếm bắt buộc với 73 hộ/77 với diện tích khoảng 4 ha. Trong thời gian tới nếu các hộ kiểm đếm bắt buộc không nhận tiền bồi thường giải phóng mặt mặt huyện Yên Lạc sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật để sớm bàn giao cho nhà đầu tư.
Về phát triển CNN làng nghề Minh Phương đa phần lớn các hộ có đất đều đồng thuận, nhất trí cao với chủ trương xây dựng CCN. Tuy nhiên, một số ít hộ vẫn băn khoăn về đơn giá bồi thường, hỗ trợ hiện hành do các hộ vẫn còn tài sản nhất định trên diện tích đất bị thu hồi.
Đào Tấn - Pháp luật Plus