Xem nhiều

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm vụ gian lận thi cử năm 2018

31/05/2019 14:30

Kinhte&Xahoi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận trách nhiệm, thiếu sót đối với vụ việc gian lận thi cử xảy ra tại một số địa phương vừa qua...

Giải trình trước Quốc hội tại phiên họp sáng nay (31/5), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm, thiếu sót của Bộ và cá nhân ông trên cương vị phụ trách ngành đối với vụ việc gian lận thi cử xảy ra tại một số địa phương ở kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Các thiếu sót đã được xác định

Tại phiên họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là một trong chín nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 29 đặt ra để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 

Thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyết 44), trong đó xác định “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng...”.

Nhằm khắc phục tình trạng 1 năm có 3 kỳ thi liền kề là thi Tốt nghiệp, đại học, cao đẳng gây tốn kém nặng nề cho xã hội, Bộ GD&ĐT đã xây dựng lộ trình, kế hoạch đổi mới công tác thi, tuyển sinh. 

Qua hàng năm, Bộ đã triển khai Kỳ thi THPT quốc gia cơ bản đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra, giảm được áp lực và từng bước khắc phục được tình trạng không minh bạch, tiến tới kỳ thi trung thực. 

Tuy nhiên, Kỳ thi 2018 đã xảy ra sự cố gian lận ở một số địa phương, đặc biệt là khâu chấm thi, gây bức xúc xã hội. 

“Rà soát lại toàn bộ quy trình thi, về nguyên nhân, Bộ GD&ĐT và với trách nhiệm cá nhân tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo phụ trách ngành xin nhận trách nhiệm và thiếu sót ở một số công việc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Các thiếu sót cụ thể được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ ra gồm có: Phần mầm thi trắc nhiệm vẫn còn lỗ hổng kỹ thuật dẫn đến một số người xấu lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; công tác quán triệt quy chế và hướng dẫn nghiệp vụ ở một số khâu ở một số địa phương chưa chi tiết, nhất là khâu chấm thi; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ ở một số khâu tổ chức thi chưa sâu sát, đặc biệt là khâu chấm thi tại một số địa phương.

Về phía các địa phương, theo kết quả rà soát của Bộ GD&ĐT, có một số vấn đề đã được phát hiện, trong đó có việc Ban Chỉ đạo thi cũng như hội đồng thi của một số địa phương theo phân cấp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. 

“Đặc biệt, công tác lựa chọn cán bộ tham gia tổ chức thi cũng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dẫn đến chủ động thông đồng, kết nối với nhau để thực hiện hành vi gian lận nâng điểm thi cho thí sinh”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ sai phạm

Ông Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về gian lận thi THPT quốc gia năm 2018 tại một số địa phương, Bộ GD&ĐT đã cử đoàn thanh tra để kiểm tra và đã có văn bản đề nghị Bộ Công an phối hợp.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ rà soát, đánh giá và hướng dẫn các địa phương xử lý. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an đã chủ trì, Bộ GD&ĐT phối hợp điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang.

 “Bước đầu đã có kết quả các em được nâng điểm, đã chấm đưa về điểm thật và các em không đủ điểm vào đại học đã bị trả lại về địa phương. Chúng tôi đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong toàn ngành qua hội nghị trực tuyến”, Bộ trưởng Nhạ cho hay.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, do tính chất phức tạp của vụ việc nên dù Bộ Công an đã rất cố gắng và khẩn trương, đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cao, huy động phương tiện kỹ thuật tiên tiến và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhưng công tác điều tra, xác minh vẫn chưa thể kết thúc sớm được, các địa phương cũng đang xử lý theo trách nhiệm của mình. 

“Khi có kết quả điều tra, các đối tượng gian lận sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Quan điểm của chúng tôi là nghiêm khắc xử lý gian lận. Bộ GDĐT cũng đã đề nghị các địa phương xem xét, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức và phụ huynh có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình; cần cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục địa phương những cán bộ giáo viên có sai phạm”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.

Đảm bảo tổ chức Kỳ thi 2019 thành công 

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, để khắc phục hạn chế của kỳ thi năm 2018, trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ đã đề ra một số giải pháp cơ bản như tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, thanh tra thi… và công an các địa phương được giao nhiệm vụ cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, điều động các trường đại học, cao đẳng đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường đại học, cao đẳng địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, chấm thi, nhất là các địa bàn có khả năng xảy ra tiêu cực trong thi cử.

Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng lưu trữ đề thi/bài thi, phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi; “đánh phách điện tử” Phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.

Đối với việc chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn do sở GD&ĐT chủ trì, Bộ sẽ quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.

Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, hỗ trợ ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi 2019 diễn ra thành công, lấy lại niềm tin của xã hội.

Theo Pháp luật Plus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phường Đình Bảng “cấp phép”... bằng miệng cho sử dụng “đất vàng” sai mục đích

Khu đất có vị trí đắc địa thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ sơn được UBND phường Đình Bảng “cấp phép”... bằng miệng cho việc xây dựng trái phép, sử dụng sai mục đích gây bức xúc trong nhân dân địa phương. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước không thu được một “cắc” từ việc sử dụng đất trên.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com