Chủ 2 doanh nghiệp ở Hà Nội nợ Bình Thuận 47 tỷ tiền thuế

22/10/2018 09:40

Kinhte&Xahoi Hai doanh nghiệp là công ty TNHH vật liệu xây dựng Vĩnh Tân và Công ty Cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Bắc Hà nhiều năm không nộp thuế.

Ngày 19/10, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan, yêu cầu đến cuối tháng 10/2018 phải có báo cáo để UBND tỉnh chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa X.

Một điểm khai thác đá

Trong các nội dung trên có việc Công ty TNHH vật liệu xây dựng Vĩnh Tân và Công ty Cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Bắc Hà nhiều năm liền không nộp thuế.

Theo Cục Thuế Bình Thuận, tổng nợ thuế của 2 Công ty trên đến thời điểm này là hơn 47 tỷ đồng, trong đó nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 26,2 tỷ đồng. Hiện tại, doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc và khẩn trương thực hiện khắc phục các tồn tại.

Cụ thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện các yêu cầu nêu trên cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, Sở Tài nguyên và Môi trường củng cố hồ sơ, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.Chiều 19-10, trao đổi với chúng tôi một lãnh đạo Cục Thuế Bình Thuận cho biết, nếu hai doanh nghiệp trên không thực hiện sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản.

Tổng số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường của Công ty Cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Bắc Hà là 1,5 tỷ đồng, tuy nhiên từ khi cấp phép đến nay Công ty chưa khai thác và chưa nộp tiền ký quỹ. Số tiền ký quỹ phục hồi môi trường của Công ty TNHH vật liệu xây dựng Vĩnh Tân là hơn 1 tỷ đồng, số tiền đã ký quỹ đến năm 2015 là hơn 300 triệu đồng và Công ty đã ngừng khai thác từ đầu năm 2016.

Được biết, chủ đầu tư của hai doanh nghiệp trên đều ngụ tại Hà Nội.  

 

Theo PLO/Phapluatplus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Triệt phá đường dây lừa dân vay nặng lãi

Nhiều dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Lắk sập bẫy “tín dụng đen” của những đối tượng chuyên đi cho vay nặng lãi. Công an tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc điều tra, bắt giữ nhiều đối tượng thực hiện những thủ đoạn lừa đảo này.