Xem nhiều

Lễ khai giảng đặc biệt của những “chiến binh không tóc”

13/09/2019 15:31

Kinhte&Xahoi Có một nơi mà buổi lễ khai giảng được tổ chức muộn hơn so với cả nước nhưng lại được các em học sinh hết sức mong chờ.

Một buổi lễ khai giảng đặc biệt và xúc động đã diễn ra tại khuôn viên bệnh viện ung bướu TP HCM dành cho các em học sinh của lớp học đặc biệt - lớp học chữ của các bệnh nhi đang điều trị tại đây. Tuy nhiên, đặc biệt hơn 9 lần khai giảng trước, đây là lần đầu tiên lớp học có một ngày khai giảng dưới cờ, các em được chào cờ, hát quốc ca… chào đón năm học mới như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Một buổi học của các bệnh nhi tại lớp học đặc biệt của bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Buổi lễ khai giảng muộn

Cách đây 6 ngày, hàng triệu học sinh trên cả nước nô nức tới trường, dự lễ khai giảng bắt đầu một năm học mới. Trong ngày hôm đó, hàng loạt những hình ảnh hài hước của các cô, cậu nhóc vì không muốn tới trường mà nằm lăn ra khóc, vì buồn chán buổi lễ khai giảng mà ngáp ngắn ngáp dài.

Tuy nhiên, có một nơi mà buổi lễ khai giảng được tổ chức muộn hơn so với cả nước nhưng lại được các em học sinh hết sức mong chờ. Đó chính là buổi lễ khai giảng của các bệnh nhi ung thư tại bệnh viện Ung bướu TP. HCM vào sáng ngày 9/9 vừa qua.

Ngay từ sáng sớm, 50 bé bệnh nhi đã háo hức, giục giã cha mẹ thay cho những bộ quần áo mới, hồ hởi, vội vàng cùng cha mẹ ngồi trước sân khấu được dựng ngay tại khuôn viên bệnh viện. Tham dự buổi lễ khai giảng, các em nhỏ mang theo trên mình cả những ống truyền dịch, cặp nạng hay một vét băng ngay tại vết mổ.

Có nhiều cô bé, cậu bé ngay từ 6h sáng đã phải dậy đi xạ trị rồi mới tới buổi lễ khai giảng. Cậu bé Bá Đạo, năm nay tròn 8 tuổi nhưng chưa được đi học bởi bệnh tình của mình và năm nay là năm học đầu tiên trong cuộc đời của con. Ngay trước khi buổi lễ bắt đầu, các con đều hào hứng hát theo, làm theo những động tác chào mừng khi thầy cô hướng dẫn.

Rồi khi được đứng dưới lá cờ tổ quốc, được hát quốc ca và nghe thầy cô phát biểu chúc mừng năm học mới các cô bé, cậu bé“không tóc”đều nghiêm trang tới kỳ lạ. Giây phút các bạn nhỏ theo học lớp từ năm ngoái hay nhiều năm trước khoác lên mình chiếc áo cử nhân, bước lên sân khấu để đón nhận những tờ giấy khen, những món quà động viên, khích lệ khiến nhiều người không khỏi xúc động. Giây phút đó, đôi mắt của nhiều bậc phục huynh đều nhòe đi.

Chị Mai Chi, mẹ của em Lê Quang Trường, một bệnh nhi đã gắn bó với lớp học chữ trong khoa Nội Nhi suốt 10 năm qua. Tại lễ khai giảng, chị không cầm nổi nước mắt khi nhớ lại: “Những ngày con theo học ở lớp vừa luyện viết vừa chịu đựng cơn đau do điều trị ung thư máu. Mình cảm thấy được an ủi rất nhiều khi con trai được trải qua tuổi thơ đến lớp, không trọn vẹn nhưng vẫn có tiếng cười, niềm hân hoan. Tham gia lớp học giúp con bù đắp được phần nào nỗi nhớ bạn bè, trường lớp ngoài kia”.

Trong những tấm thiệp hình trái tim, nơi các em gửi gắm hàng loạt mong muốn của mình trong năm học mới. Những dòng chữ ngây ngô hầu hết đều có chung một giấc mơ, đó là giấc mơ được sớm khỏi bệnh. Những ước mơ của các bệnh nhi kiên cường tại đây đang ngày ngày được tiếp sức bởi hàng trăm bậc cha mẹ cùng 10 giáo viên và các tình nguyện viên, lãnh đạo bệnh viện Ung bướu TP. HCM.

Phát biểu tại buổi lễ, TS.BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu cho biết: Nhận thấy ước ao được tiếp tục học chữ, bệnh viện đã mở lớp học chữ cho bệnh nhi ung thư. Ngày tựu trường là ngày mang đến nhiều cảm xúc, đánh dấu những bước phát triển trong cuộc đời học sinh đồng thời là niềm hi vọng với xã hội, mang ý nghĩa quan trọng khi chủ trương của Nhà nước là tất cả các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Đặc biệt đối với những bệnh nhi ung thư, được tổ chức lễ khai giảng tại Bệnh viện thật sự là điều ý nghĩa, BS Dũng nói.

Những giáo viên ba không

Được thành lập từ năm 2009, khi đó lớp chỉ dạy hai môn chính là toán và tiếng Việt. Lớp học ra đời là một hoạt động chăm sóc tinh thần cho bệnh nhi của “Chương trình Ước mơ của Thúy” và Khoa Nội 3 Bệnh viện Ung bướu dành cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại đây. Khác với lớp học thông thường, tại đây các thầy cô liên tục nhận học sinh mới trong suốt cả năm.

Những người đứng lớp đều là các bậc giáo viên 3 không: không biên chế, không lương và không còn tuổi lao động. Họ đều là những cô giáo đã nghỉ hưu, biết đến lớp học và nỗ lực truyền chữ, mang lại niềm vui,sự lạc quan, khao khát tương lai tới các bệnh nhi. Là người gắn bó từ những ngày đầu lớp học được hình thành, cô giáo Đinh Thị Kim Phấn (62 tuổi), suốt 10 năm qua chưa giây phút nào thôi trăn trở với công việc mình đang làm.

Cô Kim Phấn trải lòng: “Dù các em nhỏ ở đây mắc căn bệnh ung thư quái ác nhưng vẫn luôn khát khao được đi học. Thấu hiểu điều này, chúng tôi đã tập hợp một số giáo viên về hưu ở TP Hồ Chí Minh để cùng mở lớp học đặc biệt, nhằm thỏa ước mơ học tập của các em và góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật đang làm các em đau đớn từng ngày, từng giờ”.

Lớp học được cô giáo Ðinh Thị Kim Phấn và các bạn sinh viên tình nguyện tổ chức vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hằng tuần. Khi tham gia lớp học, các em được học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, cuối giờ các em được tham gia sinh hoạt, vui chơi cùng các anh chị sinh viên tình nguyện. Thời gian đầu, nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt khi cô và các y - bác sĩ đến vận động bệnh nhi đến lớp.

“Con tôi còn sống mấy ngày nữa đâu mà học hành chi cho mệt”, một phụ huynh chẳng ngại nói thẳng. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì và chân thành của mình, cô Phấn đã thuyết phục phụ huynh đưa con em sang lớp để xem các bạn học “nếu thích thì tham gia, không thì thôi”. Nhìn bọn trẻ vui thích tập viết từng nét chữ, vui vẻ kể lại những câu chuyện hay có những bước đisành điệu như siêu mẫu, nhiều phụ huynh đã không kìm được nước mắt. “Tôi chỉ muốn các em viết được tên mình hay ít nhất đọc được số giường mình đang nằm chứ không mơ ước xa xôi hơn”, cô Phấn tâm sự.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tất cả cô giáo, thầy giáo ở đây đều cố gắng đem hết nhiệt huyết của mình mang lại niềm vui được học chữ cho các em. “Trong số các em theo học ở đây, có khoảng 30% học sinh đã được điều trị khỏi bệnh và trở về nhà tiếp tục đến trường, đạt thành tích tốt trong học tập. Song, điều đáng buồn là cũng có những em... không còn nữa”, cô Phấn xúc động.

Trong căn phòng sinh hoạt chung của lớp học suốt 10 năm qua, các giáo viên ở đây vẫn gìn giữ những tập vở của các học sinh, cả những em đang học hay các bạn không còn thể tới lớp. Trong mỗi giờ học, cô Phấn luôn chụp rất nhiều ảnh rồi lưu thành từng file theo tên riêng từng em. Khi học trò mất, cô mang tập vở, hình ảnh và giấy khen của từng em đến nhà.

Cô từng về quê học trò ở Bình Định, Gia Lai, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... để gửi những kỷ vật cuối cùng của các em. Và khi nhận được quyển vở cùng những hình ảnh vui vẻ của con, gia đình các bệnh nhi vô cùng xúc động. Đối với họ đó là những kỷ vật vô giá! Giữa triền miên những đợt vô thuốc, hóa trị, xạ trị, các em đến lớp học với các cô giáo về hưu, các anh chị sinh viên tình nguyện học viết, học đọc, vui chơi… làm vơi đi những cơn đau, đem lại tiếng cười và độc lực cho các em chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phường Đình Bảng “cấp phép”... bằng miệng cho sử dụng “đất vàng” sai mục đích

Khu đất có vị trí đắc địa thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ sơn được UBND phường Đình Bảng “cấp phép”... bằng miệng cho việc xây dựng trái phép, sử dụng sai mục đích gây bức xúc trong nhân dân địa phương. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước không thu được một “cắc” từ việc sử dụng đất trên.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com