Những nẻo đường... thủ đoạn: Từ lâu mọi người đầu nghĩ “Chạy án” là đổi trắng thay đen nhưng không phải chỉ có thế mà còn có loại “Chạy hủy án” Sự thật của vụ án thì chỉ có một. Vì vậy các vụ án kiểu này cứ “chạy” để tiếp tục hủy án, để kéo dài và không có hồi kết thúc và “Bên thắng” mãi không thi hành được án , rồi thời gian trôi đi thì từ “thắng” có khi trở thành “thua” do không có sức duy trì đi kiện mãi được... đó là 1 kiểu chạy án quá tinh vi của những người “cầm cân nảy mực”.
Một khối u khó giải phẫu
Nghề “Chạy Hủy án” quả thật không cần vốn mà người đó chỉ cần phát hiện có vài dấy chấm phẩy sai hoặc vài cái tình tiết tự tạo lên mà nghe có vẻ pháp lý một chút là lấy cớ “hủy” được. Nghề tìm dấu vết chấm phẩy này không cần người giỏi vì họ không cần căn cứ vào đúng bản chất vấn đề mà họ chỉ tạo cái cớ để “hủy án” để có thể giúp “chạy án” cho một bên.
“Vô phúc đáo tụng đình”. Ông bà ta ngày xưa đã phải thốt lên như vậy để than vãn về nỗi nhọc nhằn, nhiêu khê khi phải sa chân vào chốn pháp đình. Ngày nay pháp đình là nơi thực thi pháp luật, nhưng cũng không phải không còn những cảnh nhiêu khê, lận đận, vì bí quá thì “chạy” theo hướng “Hủy án”.
Theo Luật sư Nguyễn Trác Phương – Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Nguyên Phong chia sẻ: “Dường như biên độ dao động của mức án trong cùng một khung, khoản còn quá lớn nên tạo điều kiện hợp pháp cho những người tham gia tố tụng xê dịch mức án một cách bất hợp pháp mà không bị phát hiện. Chẳng hạn như từ 1 - 6 năm, 2 - 7 năm, 7 - 15 năm, 12 - 20 năm... Chắc chắn không có cây thước pháp luật nào có thể đo được chuẩn xác mức án được tuyên”.
Theo Luật sư Đỗ Anh Thắng - Giám đốc Công ty Luật TNHH Asem Việt Nam: “Còn ở những vụ án dân sự thì lại càng khó. Hôm nay bên nguyên đơn có thể thua sạch trong phiên sơ thẩm thì ngày mai bên bị hại bị hủy án ở phiên phúc thẩm. Và lý lẽ phân tích của vị chủ tọa nào nghe qua cũng hết sức thuyết phục, chính xác trong từng chi tiết. Thế nhưng sự thật của vụ án thì chỉ có một, bản chất vụ án chỉ có một. Vì vậy các vụ án kiểu này cứ tiếp tục kéo dài không có hồi kết thúc...và đó là 1 kiểu chạy án quá tinh vi của những người “cầm cân nảy mực””.
Và hiện tượng “Chạy hủy án” trở thành một khối u ác tính không dễ giải phẫu trong một thời gian ngắn.
Ví dụ: Tại bản án dân sự của vụ án giữa Công ty TNHH HL với bên bà L.T.H.A ở Vườn đào (quận Tây Hồ) từ năm 2008 tòa đã đã tuyên bố: Buộc Công ty TNHH HL (bà TKP là chủ tịch HĐQT) có trách nhiệm thanh toán trả cho bà L.T.H.A số tiền đã nhận là 12.283.500.000 đồng và tiền bồi thường thiệt hại là 121.660.000.000 đồng.
Tuy nhiên Công ty TNHH HL không thi hành án và bà TKP nộp đơn kháng án. Tháng 9/2011, TAND quận Tây Hồ và ngày 30/12/2011 Tòa phúc thẩm TP Hà Nội đã y án sơ thẩm, bác yêu cầu kháng án của Công ty TNHH HL.
Ngày 16/02/2012, Chi cục Thi hành án Tây Hồ đã ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, ngày 28/02/2012, Tòa án Tối cao có công văn đình chỉ 90 ngày thi hành án để xem xét khiếu nại của Công ty TNHH HL.
Ngày 24/5/2012, Chánh án TAND Tối cao đã ra kháng nghị bản án.
Được biết vụ án đã kéo dài 13 năm với 7 phiên xét xử phần thắng luôn thuộc về phía bà L.T.H.A, tuy nhiên theo dư luận phản ánh thì hiện tượng “chạy hủy án cũ” trở thành một khối u ác tính không dễ giải phẫu và trong vụ án này cứ xử xong lại hủy, hủy lại kháng nghị, lần 2 xử lại vẫn giống kết quả như lần trước nhưng rồi lại ở cấp khác: hủy hoặc kháng nghị cái trước. Đặc biệt trong vòng quay đi quay lại đó lại lấy lý do, với những tình tiết không phải là bản chất, cốt lõi của vấn đề làm cứ kéo dài thì người chịu thiệt hại là bà L.T.H.A. Thế là từ một bên thắng kiện nhưng không nhận được gì và bên thua cũng không phải trả 121 tỷ . Bà L.T.H.A nói: “Tôi đã lấy lại được tiền đâu mà có tiền để đi “đây đó” nhưng bà ấy chưa trả tôi số tiền 121 tỷ thì chỉ riêng đi gửi ngân hàng số tiền này thì bà TKP cũng lãi ra 8 tỷ -10 tỷ một năm. Việc bà ấy trích lãi ngân hàng này ra vài tỷ để “Chạy hủy án”, “Chạy kháng nghị” thì đúng là cứ kéo dài thôi”
Dư luận đặt ra câu hỏi, phải chăng có nhiều kẻ đã lợi dụng quyền lực của mình để bao che, để “chạy hủy án”, “Chạy kháng nghị” một cách tinh vi mà lâu nay pháp luật mình vẫn bị bỏ ngỏ, bị lọt loại hình tiêu cực này. Thiết nghĩ, bản chất của vấn đề chỉ có một, đã đến lúc các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và chính phủ, của Bộ Công an cần vào cuộc xác minh, xem xét trách nhiệm của những người “Cầm cân nẩy mực” này để không phụ sự tin tưởng của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật vào đường lối của Đảng, của nhà nước. Đã đến lúc cần “giáo dục lại pháp luật cho những người làm luật”.
Theo Cao Sao Vàng