Cụm công nghiệp Kỳ Sơn chưa có báo cáo ĐTM, chuỵện của lịch sử hay do "buông lỏng"?

19/07/2019 11:32

Kinhte&Xahoi CCN Kỳ Sơn chưa có cơ quan quản lý cụ thể, Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cả CCN.

Kết luận thanh tra về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai của UBND huyện Tứ Kỳ tại Cụm công nghiệp Kỳ Sơn (CCN), huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) và việc chấp hành pháp luật đất đai của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh tại CCN Kỳ Sơn được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương ban hành.

Trong kết luận thanh tra đã nêu ra tồn tại một số hạn chế trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai của UBND huyện Tứ Kỳ tại CCN Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ và việc chấp hành pháp luật đất đai của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh tại CCN Kỳ Sơn. 

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, CCN Kỳ Sơn chưa có cơ quan quản lý cụ thể, chưa có Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, thực tế chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cả CCN, CCN chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, hiện nay từng cở sở được thuê đất trong CCN phải tự đầu tư hạ tầng, hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dẫn đến tình trạng manh mún, xé lẻ quy hoạch, khó khăn trong công tác quản lý.

Như vậy, đây không phải lần đầu tình trạng công ty bị phát hiện chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) diễn ra ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Các cụm công nghiệp, công ty chưa có đánh giá tác động môi trường vẫn hoạt động trong thời gian dài mới bị các cơ quan chức năng phát hiện.

Các cơ quan Nhà nước thực hiện các thủ tục cho các cơ sở thuê đất trong CCN Kỳ Sơn chưa tuân thủ quy hoạch chi tiết được phê duyệt, chưa đảm bảo ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch và quyết định thành lập CCN của Ủy ban nhân dân tỉnh, cá biệt có trường hợp để cơ sở sử dụng đất khi chưa có thủ tục theo quy định.

Một số cơ sở thuê đất trong CCN Kỳ Sơn còn có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, xây dựng công trình không đúng quy hoạch mặt bằng chi tiết được phê duyệt, xây dựng vào đất hạ tầng kỹ thuật CCN, sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục thuê đất, chưa nộp tiền thuê đất theo quy định.

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại này là do một số cơ sơ thuê đất và hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN Kỳ Sơn trước khi có quy hoạch chi tiết xây dựng CCN.

Đồng thời, thời điểm quy hoạch CCN Kỳ Sơn vào năm 2005, chưa có quy định cụ thể quản lý CCN nên sau khi quy hoạch, trách nhiệm quản lý CCN của các cơ quan nhà nước chưa được phân định cụ thể. Đây cũng là tình trạng chung của các CCN không có chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sau khi tỉnh có quy định về quản lý hoạt động CCN, UBND huyện Tứ Kỳ chưa thành lập Ban Quản lý các CCN hoặc Trung tâm phát triển CCN theo quy định, chưa có biện pháp hữu hiệu kêu gọi chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN, mới đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch để thu hút thêm dự án mà chưa có biện pháp đề xuất điều chỉnh tổng thể quy hoạch CCN phục vụ công tác quản lý.

Công tác thẩm định dự án đầu tư, cho thuê đất của các cơ quan chức năng chưa tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng CCN được phê duyệt. Công tác thanh tra, kiểm tra của các Sở, ngành liên quan, UBND huyện Tứ Kỳ đối với các cơ sở hoạt động trong CCN Kỳ Sơn chưa được quan tâm đúng mức. Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở hoạt động trong CCN Kỳ Sơn chưa tốt.

Được biết, trước đó ngày 18/8/2018 Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã thông tin trong bài viết "Tứ Kỳ (Hải Dương): Người dân “khốn khổ” vì Cụm công nghiệp". Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường, đại diện lãnh đạo phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tứ Kỳ, cho biết: Vừa qua, phòng Tài nguyên & Môi trường tiến hành kiểm tra Công ty Cổ phần Dịch vụ & Thương mại Hoàng Gia Việt tại Cụm công nghiệp Ngọc Sơn - Kỳ Sơn. Thời điểm kiểm tra, Công ty có 2 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 
 

Vì sao tại một CNN có quá nhiều tồn tại như vậy mà bây giờ các cơ quản lý mới phát hiện ra? 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chín đứa con thơ bơ vơ sau ngày vì 5 triệu đồng bố “cõng” cả yến ma túy

Thò Nỏ Bì khai vì nghèo đói, hám lợi nên đã đồng ý nhận 2 triệu kíp Lào (tương đương hơn 5 triệu đồng) để vận chuyển cả yến ma túy từ Lào vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi chưa kịp nhận tiền công, Bì đã phải lĩnh án tử. Chồng bị tuyên mức án cao nhất để lại nỗi đau quá lớn với người vợ trẻ cùng 9 đứa con thơ.

Sẽ không còn cán bộ 'dính chàm' đứng ngoài vòng pháp luật'?

Động thái mới nhất cho thấy việc tiếp cận công lý trong quá trình thực thi pháp luật không thể nửa vời. Đó là vụ án buôn bán thuốc chữa ung thư giả của Công ty VN Pharma, ngoài 12 bị can đang bị truy cứu và đưa ra xét xử, Viện KSND tối cao đề nghị khởi tố vụ án hình sự về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đối với các chuyên gia, cán bộ Cục quản lý Dược, Bộ Y tế có liên quan tới vụ án.

Nguồn: Pháp luật Plus