Hà Nội: Hàng vạn m3 bùn thải đổ trộm, Chủ tịch xã không biết?

15/06/2019 09:51

Kinhte&Xahoi Tòa soạn nhận được thông tin phản ánh của nhân dân thôn Tô Khê, xã Phú Thị về việc đổ trộm phế thải xây dựng trên đất nông nghiệp tại địa bàn cánh đồng thôn.

Theo địa chỉ mà người dân phản ánh, sáng ngày 7/6 chúng tôi có mặt ghi nhận tại cánh đồng làng Tô Khê, xã Phú Thị, hàng vạn mét khối đất, bùn thải xây dựng được công khai đổ giữa thanh thiên bạch nhật nhưng không hề bị các cơ quan chức năng huyện Gia Lâm cũng như chính quyền xã Phú Thị xử lý.

Phế thải xây dựng, bùn thải được đổ công khai tại cánh đồng thôn Tô Khê - Phú Thị.

Nhiều chiếc xe tải hạng nặng loại HOWO chở bùn thải từ khắp nơi về địa điểm trên tập kết giữa ban ngày như thách thức chính quyền. Đứng trên sườn đê quan sát, cả một diện tích đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ bỗng chốc bị san lấp bởi bùn thải, phá vỡ quy hoạch chung của cánh đồng sản xuất thì liệu rằng tương lai có sản xuất được?

Bác Nguyễn Hữu T. nhà gần đó cho biết, việc đổ trộm phế thải, bùn thải đã diễn ra từ cả tháng nay, hàng ngày những chiếc xe tải cỡ lớn vẫn hoạt động, chạy rầm rầm trên mặt đê chở bùn thải từ các dự án công trình trên địa bàn huyện về đây tập kết. Nghe nói hộ ông Thiện (người có diện tích cho đổ bùn thải) cho các đơn vị đổ bùn thải còn được tiền chứ không phải họ tôn tạo gì đâu, vì những dự án họ phải nạo vét và vận chuyển bùn đi nhưng họ tìm nơi nào gần nhất để đổ cho đỡ mất tiền vận chuyển.  

Trước khu đất đó là đất công của xã cho ông Thiện thuê thầu và đất nông nghiệp ông mua của dân, sản xuất tốt. Nhiều người nếu tự ý san lấp ngay lập tức bị chính quyền yêu cầu dừng lại ngay nếu không sẽ bị xử phạt, cưỡng chế. Tuy nhiên không hiểu sao chính quyền lại để cho ông Thiện tự do san lấp. Cử tri cũng nhiều lần có ý kiến lên xã nhưng họ giải thích là san lấp để trồng cây ăn quả… nhưng theo tôi thấy đất màu trồng cây ăn quả tốt lại bị đất bùn thải đổ lên thì trồng sao được!?

Để có thông tin khách quan, đa chiều phóng viên tìm đến người đứng đầu chính quyền xã Phú Thị để phản ánh và tìm hiểu vì sao lại có hiện tượng san lấp bùn thải trên địa bàn cánh đồng thôn Tô Khê mà xã không có biện pháp ngăn chặn. Sau khi nghe phóng viên nêu nội dung cần tìm hiểu, ông Lê Văn Huy – Chủ tịch UBND xã Phú Thị nói ngắn gọn: Chúng tôi sẽ cho kiểm tra và cáo bận "để đi họp".

Mặc dù phóng viên có đề nghị, nếu anh bận họp có thể giao cho cán bộ chuyên môn phụ trách môi trường của xã tiếp và trao đổi thông tin nhưng ông một mực từ chối. Sau đó, chúng tôi phải ngậm ngùi ra về.

Chính quyền xã Phú Thị đang ở đâu, khi để các cá nhân tự do san lấp bùn thải?

Những vấn đề về môi trường đang rất được quan tâm không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường chính là bảo vệ thế hệ con cháu chúng ta. Tại các quốc gia phát triển, môi trường đước ưu tiên hàng đầu, chính bởi vậy những năm qua khi chúng ta bắt tay vào quá trình công nghiệp hóa đã không hoạch định và tính toán hết những vấn đề liên quan đến kinh tế và môi trường lên hệ lụy phía sau người dân phải chịu là rất lớn, hàng năm bệnh tật liên quan đến môi trường gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Làm thế nào để cùng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sống là bài toán mà chúng ta cùng cần tìm lời giải. Đâu đó vẫn còn xuất hiện những tư tưởng quản lý chủ quan, "sống chết mặc bay", thờ ờ với sức khỏe của nhân dân là có tội với tương lai.

Nhóm PV


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hoàng Công Lương được đề nghị giảm án

Ngày 14/6, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Hoàng Công Lương (nguyên bác sỹ BVĐK tỉnh Hòa Bình) và 4 bị cáo bước sang ngày làm việc thứ 3. HĐXX tuyên bố chuyển sang phần tranh luận. Trong phần này, bị cáo Hoàng Công Lương được đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa đề nghị HĐXX giảm án cho bị cáo.

Nguồn: KD&PL