Hà Nội hỗ trợ kinh phí hỏa táng: Tiết kiệm cho người nghèo, tốt cho môi trường

21/08/2019 15:56

Kinhte&Xahoi Từ 6% người dân chọn hỏa táng vào năm 2010, đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 60%, vừa tiết kiệm tài nguyên đất, vừa bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa

Từ năm 2016, TP Hà Nội đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào thanh toán kinh phí hỗ trợ hỏa táng trực tiếp cho người dân ngay khi ký hợp đồng, góp phần giảm chi phí hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Kết quả, người dân sử dụng phần mềm hỏa táng, dịch vụ công trực tuyến khai tử (từ 1/9/2016 đến 30/6/2019) là 40.811 hồ sơ, tiết kiệm gần 5 tỷ đồng.

Theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, tỷ lệ người dân thủ đô chọn phương pháp hỏa táng khi qua đời là 60%, đã tăng rất cao so với năm 2016 (48%) và tăng gấp 10 lần năm 2010 (6%).

Trước đó, năm 2010, thành phố Hà Nội đã ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích hoả táng. Theo đó, thành phố hỗ trợ chi phí hỏa táng mức 3 triệu đồng/trường hợp và hỗ trợ chi phí vận chuyển 1 triệu đồng (khu vực ngoại thành), 0,5 triệu đồng (khu vực nội thành). Ngoài ra, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách xã hội tại các Trung tâm nuôi dưỡng tập trung và người lang thang vô gia cư mất trên địa bàn thành phố còn được hỗ trợ áo quan, túi đồ khâm liệm, quản lý lưu giữ bình tro...

Đến năm 2016, TP Hà Nội bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin vào thanh toán kinh phí hỗ trợ hỏa táng, góp phần giảm chi phí hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, không phải bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần. Kết quả, số trường hợp sử dụng dịch vụ công trực tuyến khai tử, thanh toán chi phí hỏa táng trực tuyến trong 3 năm (từ 1/9/2016 đến 30/6/2019) đạt 40.811 hồ sơ, tiết kiệm gần 5 tỷ đồng cho người dân.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ khuyến khích hoả táng theo phương thức bù trừ trực tiếp trên địa bàn thành phố đã tạo điều kiện cao nhất cho người dân khi làm thủ tục hoả táng cho người thân không phải bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần.

Kết quả, người dân sử dụng phần mềm hỏa táng, dịch vụ công trực tuyến khai tử (từ 1/9/2016 đến 30/6/2019) là 40.811 hồ sơ, tiết kiệm cho người dân gần 5 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, bên cạnh Chương trình mục tiêu giảm nghèo, chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng được thành phố thực hiện từ năm 2010. Đặc biệt từ năm 2016, thành phố đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào thanh toán kinh phí hỗ trợ hỏa táng trực tiếp cho người dân ngay khi ký hợp đồng hỏa táng. Qua đó góp phần giảm chi phí hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Tỷ lệ người dân lựa chọn hình thức hỏa táng đã tăng từ 6% (trước khi thực hiện chính sách năm 2010) lên 48% năm 2016 và hiện nay là 60%.

Việc người dân chọn hỏa táng vừa tiết kiệm tài nguyên đất cho việc chôn cất, lại vừa thân thiện, bảo vệ môi trường nên được thành phố khuyến khích thực hiện. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng, nâng cấp phần mềm hỗ trợ hỏa táng theo hướng liên thông để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận...

Cũng nằm trong chương trình giảm nghèo bền vững, một trong những mục tiêu mà thành phố Hà Nội đặt ra là phấn đấu cao hơn, đến cuối năm 2019, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo. Để đạt được mục tiêu đó, HĐND thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của Hà Nội.

“Đây là chính sách rất nhân văn, thể hiện sự cố gắng của chính quyền thành phố để hỗ trợ những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có khả năng lao động thoát nghèo, đồng thời hỗ trợcác hộ mới thoát nghèo nhưng còn khó khăn để sớm ổn định cuộc sống”, Chủ tịch TP Hà Nội nhấn mạnh thêm.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đề nghị các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giảm nghèo; vận động người dân tích cực lao động, sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; không trông chờ ỷ lại, tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng. Nâng cấp phần mềm hỗ trợ hỏa táng theo hướng liên thông để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận...


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus