heo đó, Tổ chuyên gia này sẽ do Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải làm Tổ trưởng, với sự tham gia của đại diện các sở, ngành liên quan cùng lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Hà Nội.
Cầu Long Biên (Ảnh Internet)
Tổ chuyên gia có trách nhiệm phối hợp với Đại sứ quán Pháp đề xuất và triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên; xây dựng nội dung dự án "Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên" làm cơ sở để Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội báo cáo UBND thành phố Hà Nội thực hiện các thủ tục tiếp nhận, triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định về quản lý nguồn vốn ODA và các quy định pháp luật liên quan.
Sập tấm đan ở phần bộ hành cầu Long Biên. Ảnh: MXH
Trong thời gian gần đây (trong tháng 5/2022), cầu Long Biên đã 2 lần liên tiếp xảy ra tình trạng sập tấm đan ở phần bộ hành và mặt đường bộ.
Sự việc xảy ra rất nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông trên cầu. Sự việc ngay sau đó được lực lượng chức năng đã tiến hành khắc phục, sửa chữa.
Cầu Long Biên là cây cầu bắc qua sông Hồng, kết nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.
Chiếc cầu được xây dựng từ 1898 tới 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, và được sử dụng vào năm 1903. Nó có tên ban đầu là cầu Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 - 1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Cầu dài 2290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác...
Do trải qua thời gian và ảnh hưởng những năm chiến tranh, hiện nay cây cầu đã bị yếu nên rất cần được cải tạo, sửa chữa.
|
Như Trường - Pháp luật Plus