Nhiều tồn tại, vi phạm đất đai tại các Khu công nghiệp tỉnh Kon Tum

19/10/2022 10:12

Kinhte&Xahoi Kết luận thanh tra số 3324/KLTTr-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ ra nhiều tồn tại về đất đai tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kết luật số 3324/KLTTr-UBND Kết luận thanh tra (KLTT) về việc thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai của các tổ chức được thuê đất tại các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Kon Tum: KCN Hòa Bình; KCN Sao Mai và KCN tại khu II, KKT Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Thanh tra việc thuê đất, thuê lại đất, ký hợp đồng thuê đất...

Kết quả thanh tra tại các tổ chức và 32 doanh nghiệp (DN), trong đó 29 DN thuê lại đất của Cty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế (KKT tỉnh) và 3 DN được UBND tỉnh cho thuê đất cho thấy, một số DN thuê đất tại KCN không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất sai mục đích.

Khu công nghiệp Hòa Bình (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Ảnh Internet

Cụ thể, kết quả thanh tra đối với việc thuê đất, thuê lại đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh: Tại KCN Hoà Bình.

Đến thời điểm thanh tra, tại KCN Hoà Bình có 25 dự án của 22 doanh nghiệp được thuê đất, trong đó UBND tỉnh cho 2 doanh nghiệp và 1 đơn vị sự nghiệp công lập (Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế thuê đất. Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng thuê đất đối với 2 doanh nghiệp) đơn giá thuê đát là 24.750.000 đồng/ha/năm, thời gian miễn tiền thuê đất là 11 năm. Riêng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KKT được miễn tiền sử dụng đất cho toàn bộ thời gian thuê.

Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KKT ký hợp đồng cho thuê lại đất đối với 23 dự án của 20 doanh nghiệp (đơn giá từ 3.520 USD/ha/năm đến 3.770 USD/ha/năm và ổn định theo đơn giá thuê đất nêu trên trong toàn bộ thời gian thuê đất để sản xuất kinh doanh) và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 326.356m2.

Cục thuế tỉnh đã cho phép Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KKT được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ diện tích đất thuê và hết toàn bộ thời gian thuê đất tại KCN Hoà Bình.

Tại KCN Sao Mai, tại thời điểm thanh tra, KCN Sao Mai có hai dự án của 2 doanh nghiệp được thuê đât với tổng diện tích 60.044.7m2. Trong đó Công ty TNHH Chế biến Nông sản Sao Mai được UBND tỉnh cho thuê đất, với đơn giá thuê đất là 18.252.000 đồng/ha/năm và được Sở tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với điện tích 31.033,3m2, thời hạn thuê đất của doanh nghiệp đến tháng 5/2025; mục đích sử dụng đất là xây dựng nhà máy sơ chế và chế biến dược liệu, hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

Công ty TNHH Phương Linh được UBND tỉnh cho thuê đất, được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 29.011,7m2; thời hạn thuê đất của doanh nghiệp này đến tháng 5 năm 2055; mục đích sử dụng đất là xây dựng Nhà máy sản xuất nước giải khát và nước uống từ dược liệu; hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.

Khu II, KKT cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, tại thời điểm thanh tra, có 6 doanh nghiệp được thuê đất với tổng diện tích 49.893m2, trong đó có 5 doanh nghiệp với 2 dự án được Ban quản lý Khu kinh tế (BQLKKT) tỉnh ký hợp đồng cho thuê đất, được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 33.602,1m2 và 1 doanh nghiệp do Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KKT ký hợp đồng cho thuê đất, được Sở tài nguyên và Môi Trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 16.290,9m2.

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Ảnh Internet

Nhiều tồn tại, vi phạm đất đai

Đối với việc thanh tra hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

Tại KCN Hoà Bình, hiện nay có 22 doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh. Tổng số lao động theo đăng ký là 1.402 người; số lao động đang làm việc thự tế tại thời điểm thanh tra rất ít. Thống kê từ năm 2019 đến nay, các doanh nghiệp đã nộp ngân sách với số tiền 41.358 triệu đồng.

Cũng tại KCN Hoà Bình có 16 tổ chức thuê đất được BQLKKT tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án trên diện tích đất thuế để thực hiện dự án và có 8 tổ chức sử dụng đất không có Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự. Qua rà soát, có 8 doanh nghiệp sử dụng đất chưa đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Tại KCN Sao Mai, thời điểm thanh tra có 2 doanh nghiệp thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (Công ty TNHH Phương Phong Linh thuê đất để thực hiện dự án sản xuất nước giải khát và nước uống từ dược liệu; Công ty chế biến nông sản Sao Mai  để thực hiện dự án Nhà máy sơ chế và chế biến dược liệu). Công ty TNHH chế biến nông sản Sao Mai được miễn tiền thuê đất từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2025 theo quyết định của cục thuế tỉnh. Công ty TNHH Phương Long Linh tại thời điểm thanh tra chưa được miễn tiền thuê đất.

Theo KLTT, thực trạng hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh của 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Chế biến nông sản Sao Mai sử dụng phần diện tích đất thuê để xây dựng các nhà khung thép trên mái có hệ thống điện mặt trời, không có tường bao, không có máy móc thiết bị sản xuất như dự án đầu tư được duyệt.

Công ty TNHH Phương Long Linh sử dụng phần diện tích đất thuê để xây dựng các nhà khung thép trên mái cố hệ thống điện mặt trời, không có tường bao, không có máy móc thiết bị sản xuất như dự án đầu tư được duyệt.

Trong 2 doanh nghiệp trên, tại thời điểm thanh tra gần như không có công nhân sản xuất kinh doanh, không có số liệu nộp ngân sách.

Tại Khu II, Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, tại thời điểm thanh tra về thực hiện nghĩa vụ tài chính, có 6 doanh nghiệp thuê đất để thực hiện các dự án chế biến gỗ. Qua thanh tra, các doanh nghiệp này thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Không đưa đất vào sử dụng, sử dụng sai mục đích đất

Thực trạng hoạt động sản xuất đầu tư kinh doanh các doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Thiện Chí Kon Tum: Sử dụng phần diện tích đất thuê để xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành, nhà ở tập thể, nhà ăn, nhà bảo vệ, nhà xe. Tại thời điểm kiêm tra Công ty không hoạt động sản xuất kinh doanh mà thực tế là kho chứa gỗ.

Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Minh Trung, sử dụng phần diện tích đất thuê để xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành. Tại thời điêmt kiểm tra Công ty không hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH Minh Ngọc Bờ Y: Sử dụng phần diện tích đất thuê để xây dựng nhà xưởng, xưởng cưa. Tại thời điểm kiểm tra Công ty không hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng cửa.

Ngoài ra, tại thời điểm tra một số Công ty khác như Công ty TNHH MTV Tuấn Sỹ và Công ty TNHH MTV Tiến Anh Đạt, cũng không hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng cửa và tất cả những doanh nghiệp trên không có số liệu nộp ngân sách.

Khu công nghiệp Sao Mai, Kon Tum. Ảnh KLand.

KLTT chỉ rõ, ngoài những kết quả chủ yếu đạt được, trong thời gian hình thành các KCN đến nay, công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với các KCN còn để xảy ra các tồn tại, hạn chế như tỷ lệ đưa đất vào sử dụng tại các KCN đạt thấp. Trong tổng số diện tích đất quy hoạch chi tiết được duyệt để xây dựng nhà máy xý nghiệp được giải phóng mặt bằng tại 3 KCN là 132,70 ha, đã cho các nhà đầu tư thuê đất đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp 59,118 ha (chiếm tỷ lệ 44,55%); diện tích đất thương mại dịch vụ, kho chứa hàng thương mại, văn phòng làm việc diện tích 0,832 ha (chiến tỷ lệ 0,55%); diện tích đất còn lại là 72,78 ha (chiếm tỷ lệ 54,90%).

Một số doanh nghiệp thuê đất tại KCN không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng sai mục đích.

Cụ thể có 8 doanh nghiệp sử dụng đất tại KCN Hoà Bình chưa đảm bảo tiến độ dự án (Công ty Cổ phần khí hoá lỏng Kon Tum; Công ty Cổ phần sách thiết bị trường học;Công ty Cổ phần thương mại Nông Nghiệp và Dược liệu Đồng Xanh Kon Tum; Công ty Cổ phần XNK và Đầu tư Kon Tum; Công ty TNHH Gôc phúc Nhân Kon Tum; Công ty TNHH An Phước; Công ty TNHH Công Danh; Công ty TNHH NNB Kon Tum).

Theo KLTT, về hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuê đất hoạt động kém hiệu quả. Trong tổng số 32 dự án (28 doanh nghiệp) tại 3 KCN, đến thời điểm thanh tra có 20 dự án (20 doanh nghiệp) không hoạt động, ngừng hoạt động, chiếm tỷ lệ 62,50% (Khu Công nghiệp Hoà Bình có 7 dự án/7 doanh nghiệp; Khu công nghiệp Sao Mai có 02 dự án/2 doanh nghiệp; Khu II, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có 6 dự án/6 doanh nghiệp.

Về đơn giá cho thuê đất tại KCN Hoà Bình, tại thời điểm thanh tra, qua rà soát cho thấy việc Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế cho các doanh nghiệp thuê đất gắn với hạ tầng trong Khu công nghiệp Hoà bình theo đơn giá từ 3.52 USD/ha/năm đến 3.770 USD/ha/năm và ổn định đơn giá thuê đất nêu trên cho tháy toàn bộ thời gian thuê đất của dự án để sản xuất kinh doanh là chưa đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KKT thuê đất để cho doanh nghiệp thuê lại đất tại Khu công nghiệp Hoà Bình hiện nay là không phù hợp với quy định.

“Trách nhiệm để xảy ra tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KKT, BQL KKT; các doanh nghiệp thuê đất trong các Khu công nghiệp, BQL KKT tỉnh”, KLTT chỉ rõ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Như Trường - Vũ Quang - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phòng khám đa khoa Hồng Phong bị phạt 200 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động 4 tháng

Ngày 17/10, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách xử phạt đối với hàng loạt cơ sở và cá nhân vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh trên địa bàn. Trong đó, Phòng khám đa khoa Hồng Phong là đơn vị có số tiền bị xử phạt cao nhất 200 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 4 tháng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/nhieu-ton-tai-vi-pham-dat-dai-tai-cac-khu-cong-nghiep-tinh-kon-tum-d185491.html