Xem nhiều

100% quân số chủ động ứng phó bão số 3

03/08/2019 08:03

Kinhte&Xahoi Đêm qua, bão đổ bộ vào đất liền. Trước và trong bão, các lực lượng vũ trang chủ động việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra; thực hiện việc phòng tránh và ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

Tàu của Lữ đoàn 170 rời cảng vào khu tránh, trú bão.

Tại vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, do bão trùng với thời điểm triều cường mạnh nhất, nên biển dâng 4,5-5m. Do mưa lớn từ ngày 1 đến 4/8, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc bộ, các tỉnh Bắc Trung bộ.

Chủ động ứng phó với bão số 3, sau khi nhận lệnh chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Hải quân và Vùng 1, các đơn vị hải quân đã khẩn trương chuẩn bị lương thực, thực phẩm, các vật chất thiết yếu cho các tàu. Đúng 8 giờ ngày 1/8, toàn bộ tàu của Lữ đoàn 170 đã cơ động ra vị trí trú bão và sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh.

Trên hướng bờ, các cơ quan, đơn vị Lữ đoàn tiến hành chằng buộc nhà cửa, kho tàng, nhà xe, trạm xưởng; bố trí 30 cán bộ, chiến sĩ cùng 2 phương tiện sẵn sàng cơ động giúp dân trên địa bàn TP. Hạ Long.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 147, Vùng 1 Hải quân đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động theo dõi, nắm chắc diễn biến cơn bão; tăng cường kiểm tra hệ thống cứu sinh; gia cố, chằng buộc toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị; làm tốt công tác chuẩn bị về lực lượng và phương tiện sẵn sàng cơ động, ứng cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Lữ đoàn đã chuẩn bị 6 xe thiết giáp lội nước, 2 xuồng công tác, kíp xe hậu cần, xe chở quân và 200 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ và duy trì trực 100% quân số. Đại tá Nguyễn Quốc Doanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 cho biết: “Cùng với việc làm tốt công tác chuẩn bị phương tiện, vật chất, duy trì hệ thống trực các cấp, đơn vị chủ động phối hợp với địa phương khảo sát, củng cố các tuyến đê xung yếu, các khu vực dễ sạt lở, lũ quét để có phương pháp ứng cứu hiệu quả”.

Với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), các đơn vị tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 38 điểm theo quy định của Chính phủ; đồng thời phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.635 phương tiện/284.989 người; 757 tàu du lịch, tàu khách; 218 tàu vận tải/981 thuyền viên; 31 tàu nước ngoài/662 thuyền viên biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển vòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

BĐBP giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền trú bão số 3.

Tổ chức sắp xếp neo đậu cho tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các bến, âu tàu, bến cảng; vận động di dời ngư dân ở trên tàu thuyền, lồng bè, lều chòi nuôi trồng thủy sản vào bờ đảm bảo an toàn hoàn thành xong trước 17 giờ ngày 1/8. Ngoài ra, các đơn vị vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ chủ động ứng phó mưa lũ sạt lở đất; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.

Đại tá Trần Văn Đình, Trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tư lệnh BĐBP cho biết, BĐBP các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa luôn duy trì thường trực 6.884 cán bộ, chiến sỹ/300 phương tiện (34 tàu, 98 ca nô, xuồng, 168 ô tô) tham gia kêu gọi sắp xếp neo đậu tàu thuyền và sẵn sàng xử lý tình huống khi có yêu cầu.

BĐBP Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa thành lập 15 đoàn công tác và cử cán bộ tham gia các đoàn công tác  của địa phương đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bão tại các đơn vị, địa phương.

BĐBP Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã điều động 2.168 lượt cán bộ, chiến sỹ/250 lượt phương tiện phối hợp cùng địa phương, các lực lượng triển khai công tác phòng, chống bão, vận động 16.641 người trên tàu, thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản lên bờ tránh bão.

BĐBP Hải Phòng giúp dân kéo 161 tàu ở các âu cảng Bạch Long Vỹ và cẩu kéo 112 tàu, thuyền ở các khu vực khác lên bờ đảm bảo an toàn. BĐBP Quảng Ninh ngăn chặn, cưỡng chế 8 phương tiện/23 ngư dân, không cho ra biển hoạt động. Vào lúc 5 giờ ngày 2/8, BĐBP Nam Định sẽ thực hiện lệnh cấm biển của UBND tỉnh và đến 9 giờ cùng ngày mọi lao động tại các lều, chòi ven biển sẽ phải vào nơi trú ẩn an toàn. 

Đề phòng lũ ống, lũ quét xảy ra do mưa lớn ở vùng núi cao, đoàn công tác Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thanh Hóa do Thượng tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Phó Chỉ huy trưởng,

Tham mưu trưởng BĐBP Thanh Hóa, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tiến hành kiểm tra công tác PCTT&TKCN tại huyện Mường Lát.Tại buổi làm việc, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mường Lát đã có một số kiến nghị đề xuất cấp trên hỗ trợ cấp phát các biển cảnh báo tại những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, các ngầm, tràn… tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai như: Kiên cố hóa đập dâng, hệ thống kè sông, đường cứu hộ, cứu nạn, tăng thêm các trạm đo khí tượng thủy văn ở vùng thượng nguồn các sông, suối. 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần có “thiên la địa võng” ngăn tẩu tán tài sản

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các vụ việc liên quan đến thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, loại án này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com