Xem nhiều

Ngày 8/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vừa có Báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022.

Theo đó, từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022, Bộ Công an điều tra 35.438 vụ phạm tội về trật tự xã hội (trong đó án rất nghiêm trọng là 95,12%, án đặc biệt nghiêm trọng 96,27%), triệt phá 809 băng, nhóm tội phạm hình sự liên quan hoạt động “tín dụng đen”, bắt và vận động đầu thú 5.829 đối tượng truy nã (1.354 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm)...

Hình minh họa.

Về tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: Năm vừa qua phát hiện 5.117 vụ phạm tội về kinh tế, 523 vụ tham nhũng và chức vụ (tăng 40,97% so với 2021). Bộ Công an khởi tố 2.390 vụ án với 4.135 bị can.

Các vụ phạm tội chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chứng khoán như: Vụ án Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, vụ Nguyễn Thành Nhân, Chủ tịch tập đoàn Louis Holdings, vụ Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty cổ phần ASA... Bộ cũng phát hiện nhiều sai phạm trong công tác phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đấu thầu, đấu giá, y tế, đất đai, tài chính, ngân hàng...

Về tội phạm môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay, nổi lên là các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; xả nước thải, khí thải, vi phạm về quản lý chất thải nguy hại; tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề; khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên, khoáng sản. Số vụ phát hiện giảm 39,54%, song số vụ khởi tố mới tăng 29,34%.

Bộ trưởng Tô Lâm đánh giá, hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trong năm 2022 còn hạn chế. Tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Vi phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, công tác tạm giữ, tạm giam vẫn còn xảy ra. Số người chết do tai nạn giao thông tăng, cháy nổ còn nhiều. Vi phạm hành chính còn diễn ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, năm 2023, Bộ trưởng Tô Lâm kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị chủ động nắm, phân tích, dự báo sát tình hình từ sớm, từ xa; kịp thời tham mưu với Đảng, Quốc hội chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tăng cường đấu tranh các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; triển khai toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nguyễn Xinh - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/9-thang-dau-nam-2022-bo-cong-an-khoi-to-2390-vu-an-kinh-te-tham-nhung-d186346.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com