Xem nhiều

Bản quyền truyền hình V-League: Lãng phí đến bao giờ?

27/05/2020 11:55

Kinhte&Xahoi Ở các giải đấu lớn trên thế giới, bản quyền truyền hình luôn là miếng bánh béo bở, mang về số tiền khổng lồ cho BTC giải. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này khiến nhà tổ chức không khỏi chạnh lòng.

Vừa qua, thông tin một đơn vị truyền hình Việt Nam bỏ ra tới 5 triệu USD để mua bản quyền truyền hình AFF Cup 2020 khiến tất cả phải “choáng”. Vẫn biết AFF Cup là giải đấu được người hâm mộ quan tâm khi đội tuyển Việt Nam đang là đương kim vô địch, nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình cho rằng, đơn vị truyền hình trên đã bị ép giá, và mua bằng mọi giá.

Việt Nam mua bản quyền AFF Cup 2020 với giá cao, dù giải đấu này chưa chắc diễn ra đúng thời điểm

Thực tế, ngay cả Đài truyền hình quốc gia là VTV cũng đã “nói không” với mức giá mà đối tác đưa ra. Tuy nhiên, có vẻ như muốn chơi trội, đơn vị trên đã sở hữu gói bản quyền truyền hình giải đấu mà đến giờ vẫn chưa chắc 100% sẽ tổ chức, do đại dịch Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp ở Đông Nam Á.

Cũng cần phải nhắc lại, chính đơn vị này đã từng sở hữu bản quyền truyền hình V-League vài năm trước, nhưng đã xảy ra tranh chấp với Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

Sau khi ngồi ghế cao nhất ở VPF, Chủ tịch HĐQT là ông Trần Anh Tú quyết định đơn phương chấm dứt hợp vì “đối tác không thực hiện đúng theo các điều khoản đã cam kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của VPF”.

Theo tìm hiểu, đơn vị trên không cung cấp bất cứ hồ sơ nào liên quan đến việc quyết toán doanh thu và chia lợi nhuận cho VPF. Ngoài ra, hợp đồng nhiệm kỳ cũ VPF ký với đối tác có hiệu lực đến năm…2022, trong khi VPF chỉ được VFF giao quyền khai thác hình ảnh V-League đến hết năm 2018.

Trước khi dính vào vụ lùm xùm này, đối tác của VPF cũng chưa làm được gì để giúp V-League thu được tiền từ bản quyền truyền hình. Có thể nói, công tác truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, và đặc biệt là người xem, thực sự rất tệ.

Đây là điều mà bóng đá Việt Nam cần phải học hỏi Thái Lan hay Malaysia. Hai quốc gia này đã làm rất tốt khâu hình ảnh, thậm chí sẵn sàng chi tiền để gây sự chú ý.

Nhưng ở Việt Nam, 100% các trận đấu của V-League tuy đã được truyền hình trực tiếp nhưng bản quyền truyền hình chỉ được giao dịch theo dạng "hàng đổi hàng", chứ chưa thu được tiền mặt. Đơn vị sở hữu bản quyền chỉ đặt ra mục tiêu trực tiếp 100% số trận, nhưng lại không quan tâm tới người xem muốn gì. Đó là chưa kể nhiều đơn vị báo chí muốn hợp tác để cùng đẩy mạnh hình ảnh V-League, đã bị làm khó, bị hạn chế, hoặc phải trả tiền rất cao.

Bản quyền truyền hình V-League đang bị lãng phí nhiều năm qua

Đó là thất bại về mặt truyền thông. Dĩ nhiên, thất bại chung về bản quyền truyền hình V-League cũng có nhiều lý do khác. Chẳng hạn như các CLB không có sự đầu tư để mua những cầu thủ nổi tiếng như Hải Phòng từng mua ngôi sao Brazil Denilson năm 2009.

Bên cạnh đó, sự thiếu chuyên nghiệp của V-League cũng kéo tụt giá trị bản quyền truyền hình. Gần như mùa giải nào chuyện pháo sáng, bạo lực sân cỏ, những tiếng còi méo hay nghi án tiêu cực cũng xuất hiện, khiến người xem ngán ngẩm. Các đội bóng thì không quan tâm đến vấn đề sân bãi, khán đài, các phòng chức năng… theo đúng tiêu chuẩn của AFC.

Khi sản phẩm không có chất lượng tốt, hình ảnh cứ xấu xí thì việc các đài truyền hình, đơn vị kinh doanh bản quyền không mặn mà cũng là điều dễ hiểu. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc những đơn vị này vào cuộc đua đấu giá bản quyền truyền hình các giải đấu như AFF Cup, Euro, World Cup, Ngoại hạng Anh…

V-League phải thay đổi, và những đơn vị đang tạo ra sản phẩm truyền hình cũng phải thay đổi. Nhưng có lẽ đó chỉ là câu chuyện của tương lai. Còn hiện tại, bản quyền truyền hình vẫn như một món hàng đi cho không ai lấy, lãng phí vô cùng. VPF chỉ mong các trận đấu được phát trực tiếp, khiến đối tác “làm cao”. Và, khi nhà tổ chức giải, các CLB chưa thể đảm bảo về một sản phẩm chất lượng với đối tác, thì đối tác cũng chỉ làm cho có.

Nói tóm lại, câu chuyện bản quyền truyền hình V-League không có màu sắc kinh doanh, càng không thấy lợi nhuận về kinh tế. Đây là điều mà chính VPF trăn trở, rất muốn thay đổi, nhưng khó cải thiện vì nhiều yếu tố.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/ban-quyen-truyen-hinh-v-league-lang-phi-den-bao-gio-d125516.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com