Xem nhiều

Báo chí Indonesia ca ngợi Việt Nam xử lý làn sóng Covid-19 thứ 2 và phục hồi kinh tế

28/09/2020 16:47

Kinhte&Xahoi Trong khi một số quốc gia còn đang vật lộn với làn sóng Covid-19 đầu tiên như Indonesia thì Việt Nam đã xử lý thành công làn sóng Covid-19 thứ hai.

Báo Indogo của Indonesia phản ánh về việc chống dịch Covid-19 (ảnh chụp màn hình).

Tuần vừa qua, nhiều tờ báo Indonesia đã ca ngợi các chiến thắng của Việt Nam trước đại dịch toàn cầu và cho rằng Indonesia cần học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia hình chữ S.

Tờ báo Kompas của Indonesia ngày 27/9 có bài viết với nhan đề “Đây là cách Việt Nam dập tắt thành công làn sóng Coronavirus thứ hai”. Đây là bài viết là nối tiếp chuỗi các bài về cách xử lý đại dịch của Việt Nam như “Việt Nam được coi là thành công trong việc xử lý đợt thứ hai của Covid-19, có thể rút ra bài học gì?”, “Một lần nữa, Việt Nam đã kiểm soát thành công làn sóng virus Corona thứ hai” hay “Xử lý Covid-19 và Phục hồi kinh tế, yêu cầu Indonesia bắt chước Việt Nam”. Có thể thấy tờ báo Kompas có sự quan tâm đặc biệt với công tác phòng chống đại dịch của Việt Nam.

Trong bài báo gần đây nhất, tác giả đã đưa ra thông tin, Việt Nam có ca mắc Covid-19 đầu tiên vào đầu tháng Giêng, nhưng đến cuối tháng Bảy mới có ca tử vong đầu tiên, trong khi Indonesia có trường hợp đầu tiên vào tháng Ba nhưng đến nay đã có hơn 10.000 ca tử vong, đứng đầu khu vực về tỷ lệ tử vong do Covid-19. Bài báo cũng nêu chi tiết cách xử lí dịch Covid-19 tại Việt Nam kể từ khi dịch xuất hiện như đình chỉ các đường bay, đóng cửa biên giới, xét nghiệm quy mô lớn, theo dõi tiếp xúc và kiểm soát giao thức y tế, sức khỏe cộng đồng trên diện rộng.

Báo Kompas đã dẫn chứng nhận định của ông Guy Thwaites, Giám đốc Viện Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Thành phố Hồ Chí Minh: "Việt Nam đã quá quen với các bệnh truyền nhiễm ... đã có nhiều đợt bùng phát các bệnh truyền nhiễm trong 20 năm qua".

Ngoài các bước đi chính xác và nhanh chóng của chính phủ, bài báo còn đề cao việc có tới 97% công dân Việt Nam đồng ý với các bước của Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 theo kết quả khảo sát của YouGov (Anh). Tờ báo nhận định, nhờ vậy,  các chuyến bay đến thành phố Đà Nẵng có thể được mở lại vào đầu tháng 9. Sau vài ngày, mọi người đã có thể nghỉ mát trên bãi biển, sau khi quy định đóng cửa bãi biển được dỡ bỏ.

Trong bài viết, “Xử lý Covid-19 và Phục hồi kinh tế, yêu cầu Indonesia bắt chước Việt Nam”, tác giả cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua suy thoái kinh tế do Covid-19 nhưng vẫn có những quốc gia có nền kinh tế chưa rơi vào bờ vực suy thoái giữa đại dịch, đó là Việt Nam. Trong khi Indonesia đối mặt với suy thoái kinh tế với tăng trưởng âm 5,23% vào quý II năm 2020 thì Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng 0,36%.

Bài báo dẫn chứng lời ông Yudhistira Adhinegara, chuyên gia kinh tế tại Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) Bhima, Indonesia: “Bởi vì xử lý nhanh chóng và trợ giúp xã hội của Việt Nam khá hiệu quả, do đó tính kỷ luật của cộng đồng cao trong việc tuân theo chỉ đạo của chính phủ”. Bài báo cũng cho rằng, phương pháp của Việt Nam về xử lý đại dịch trong khi duy trì hiệu quả kinh tế có thể là một hình mẫu cho Indonesia.

Kênh truyền hình ANTV của Indonesia ngày 24/9 cũng có phóng sự : “Học hỏi từ Thành công của Việt Nam trong việc xử lý làn sóng Covid-19 thứ hai”.  Phóng sự đã nêu ra vấn đề “làm thế nào để quốc gia có biên giới trực tiếp với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch Covid-19 có thể đối phó với đại dịch này?”. Sau khi vượt qua thành công đợt Covid-19 đầu tiên, Việt Nam phải đối mặt với đợt thứ hai của đại dịch vào tháng 7/2020. Tâm dịch lúc này là thành phố Đà Nẵng, nơi có hơn 550 ca mắc mới Covid-19, chiếm gần một nửa số trường hợp ở Việt Nam. Theo kênh truyền hình này, chính quyền địa phương đã nhanh chóng “đóng cửa thành phố” bằng cách hạn chế các hoạt động và tạm dừng đường bay. 

Bên cạnh đó, kênh truyền hình ANTV của Indonesia còn ca ngợi việc Việt Nam thử nghiệm Covid-19 hàng loạt bằng hệ thống thử nghiệm mẫu." Kênh truyền hình trích đoạn phỏng vấn ông Guy Thwaites, Giám đốc Viện Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Thành phố Hồ Chí Minh về hệ thống xét nghiệm Covid-19 theo mẫu của Việt Nam, theo đó cho biết:  "Tất cả những người trong một gia đình được gộp vào một mẫu. Bằng cách này, họ có thể xét nghiệm cho 100.000 người, bằng cách thực hiện 20.000 bài xét nghiệm. Điều này cho phép họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc". Kênh truyền hình nhận định đó chính là bí quyết mà Indonesia cần phải học hỏi để có thể dập dịch như Việt Nam.

Cách xử lý Covid-19 thành công của Việt Nam đã trở thành đề tài trending của các trang báo mạng khác của Indonesia tuần vừa qua như Tempo.com, IDN Times, Indogo, Indoonline./.

Hương Trà  -  Theo VOV

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bao-chi-indonesia-ca-ngoi-viet-nam-xu-ly-lan-song-covid-19-thu-2-va-phuc-hoi-kinh-te-d136367.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com