Xem nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận trách nhiệm về sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1

26/10/2020 07:44

Kinhte&Xahoi Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020 - 2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận trách nhiệm về sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1.

Trong đó, thừa nhận, "một số điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và tác giả".

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nêu rõ, việc sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (do Nhà xuất bản Đại học sư phạm TP HCM, do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) có một số nội dung chưa phù hợp, gây bức xúc trong dư luận xã hội "có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và tác giả".

Theo Bộ GD-ĐT, ngay sau khi có ý kiến của dư luận về những điểm chưa phù hợp trong SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, Bộ đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 (HĐTĐ) rà soát, kiểm tra, kết luận cụ thể các nội dung theo phản ánh, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 17/10/2020.

Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, với tinh thần cầu thị, trách nhiệm, HĐTĐ đã nghiêm túc thực hiện các bước rà soát tổng thể nội dung bộ sách, xem xét thấu đáo các nội dung phản ánh của dư luận, có kết luận cụ thể về các nội dung cần chỉnh sửa và đã báo cáo về Bộ GD-ĐT theo đúng yêu cầu.

Dựa trên kết quả báo cáo của HĐTĐ, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Hội đồng thẩm định, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và tác giả sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều. Tất cả các bên liên quan đều thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.

Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài “Cua, cò và đàn cá” trang 115, bài “Hai con ngựa” trang 157, bài “Lừa, thỏ và cọp” trang 163,...; thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà... quà”, “chén”,... HĐTĐ cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng Văn học Việt Nam.

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu nhà Nhà xuất bản Đại học sư phạm TP HCM và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính để kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học.

Trước mắt, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế, bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học các bài nằm trong chương trình Học kì 1; đồng thời khẩn trương hoàn thiện việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong SGK theo đúng quy định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt trước ngày 15/11/2020.

Báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT, HĐTĐ và tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều "trân trọng tiếp thu và cảm ơn các nhà khoa học, giáo viên và cử tri cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp trong SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều và mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để SGK ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới".

Bộ GD-ĐT cho biết, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ SGK (trong đó có bộ sách Cánh Diều) để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy (SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều là 1 trong số 46 quyển SGK lớp 1 được phê duyệt vừa qua).

Tất cả các quyển SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các nhà trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện triển khai thực hiện tại trường (bộ sách Cánh Diều chiếm 32% trong tổng số SGK lớp 1 được các nhà trường trong cả nước lựa chọn).

Để tiếp tục ghi nhận các thông tin phản ánh về triển khai chương trình, SGK mới, Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ mở rộng các kênh đóng góp ý kiến để nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân. Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu để kịp thời đề ra các giải pháp bổ sung trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo rà soát tất cả các bộ SGK lớp 1 mới; chỉ đạo các Sở GD-ĐT có giải pháp hỗ trợ các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; đẩy mạnh thông tin, truyền thông nhằm tạo đồng thuận xã hội cao trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.

Thực hiện Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội, tới đây Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành SGK lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định SGK từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn SGK phổ thông./.

Minh Hương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/bo-giao-duc-va-dao-tao-thua-nhan-trach-nhiem-ve-sach-giao-khoa-mon-tieng-viet-lop-1-d138856.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com