Xem nhiều

Cây xanh, biển quảng cáo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão

15/09/2022 09:26

Kinhte&Xahoi Mùa mưa bão tới, nguy cơ cây xanh, biển quảng cáo khổ lớn bị gãy, đổ xảy ra trên đường phố, làm ảnh hướng đến an toàn giao thông, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng con người là rất lớn. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp giảm nguy cơ gãy, đổ từ các tấm biển quảng cáo, cây xanh đô thị.

Phòng chống tai nạn từ cây xanh, biển quảng cáo

 Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố có khoảng 211.470 cây bóng mát, trong đó khu vực 12 quận có 149.075 cây, với các loài chủ yếu: Xà cừ (khoảng 8.000 cây); Phượng (khoảng 12.500 cây); Muồng (khoảng 7.000 cây); Sấu (khoảng 22.000 cây); Bằng lăng (khoảng 13.500 cây)... Trong số này, có khoảng 20% cây bóng mát có tuổi đời 80-100 năm.

Vào thời điểm mùa mưa bão hàng năm, người dân luôn thường trực nỗi lo về tình trạng cây xanh gãy đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào với những hậu quả khó lường trước. Nhẹ thì gây hư hỏng nhà cửa, tài sản; Nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người đi đường hoặc người dân sinh sống gần đó.

Theo ghi nhận của phóng viên, bình quân mỗi năm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều xảy ra hàng chục vụ việc liên quan đến cây xanh bị bật gốc, gãy cành. Điều đáng nói là tình trạng này có thể xảy ra ngay cả trong điều kiện thời tiết bình thường, không có mưa bão, giông gió. Điều này cũng là nguyên nhân gây bất ngờ cho người dân trong nhiều tình huống cây xanh gãy đổ tại các đô thị.

Người dân luôn thường trực nỗi lo về tình trạng cây xanh gãy đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Trong cơn mưa chiều 30/7 vừa qua, một cây xanh trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) bất ngờ bật gốc đổ trúng xe máy do nam thanh niên điều khiển. Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 30/7 tại trước số nhà 37 Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội). Vào thời điểm trên, khu vực có mưa lớn. Trong cơn mưa, một cây xanh cao hơn 10m bất ngờ bật gốc, đổ xuống đường Xuân Thủy.

Chứng kiến sự việc, người dân hô hoán, báo hiệu cho người đi đường dừng lại. Tuy nhiên, một nam thanh niên đi xe máy ngang qua bị cây đè trúng. May mắn, nạn nhân không bị thương.

TS Trần Anh Tuấn, Viện Kiến trúc, Cảnh quan và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội cho biết: Hiện nay, phần lớn hệ thống cây xanh tại TP Hồ Chí Minh, cũng như tại Thủ đô Hà Nội, đã phát triển qua nhiều thời kỳ, với nhiều cây bóng mát, cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Do đó, cứ mỗi khi vào mùa mưa bão, nguy cơ cây xanh bị gãy, đổ xảy ra trên đường phố, làm ảnh hướng đến an toàn giao thông, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng con người là rất lớn

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là việc thi công hạ tầng đô thị khá bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống cây xanh đô thị. Cụ thể, tại các tuyến đường triển khai cải tạo, làm lại vỉa hè, khi thi công, các cây lâu năm có phần rễ trồi lên phía trên mặt đường thường bị cắt bỏ rễ, gây ảnh hưởng đến khả năng bám đất của cây. Nhiều tuyến phố, khuôn viên, việc chọn một số cây trồng không phù hợp, cây có rễ chùm thay vì rễ cọc, thường khó chống chịu được gió bão.

Đáng nói, nhiều trường hợp cây bị xâm hại, chặt rễ, hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế không phát triển được... rất dễ nghiêng đổ khi mưa bão. Điều này sẽ là nguy cơ đe dọa sự an toàn cho người tham gia giao thông, nơi tập trung đông người, như khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, khu chung cư, công viên…

Cây xanh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão

Không chỉ cây xanh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão mà ngay cả các biển quảng cáo khổ lớn ở ven đường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo các chuyên gia, các biển hiệu quảng cáo thường được lắp đặt ngoài trời, chịu ảnh hưởng khắc nhiệt của thời tiết, mưa, nắng thất thường làm cho khung sắt bị hoen rỉ, phông bạt bị rách.

Cùng với đó, các chủ kinh doanh thường làm biển quảng cáo vượt quá kích cỡ quy định cho phép, cơi nới khung đỡ để tận dụng khoảng không gian đẹp cho việc quảng cáo, khi có hiện tượng thời tiết như giông lốc, gió giật mạnh, các biển quảng cáo có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào gây tâm lý lo sợ cho người dân khi tham gia giao thông.

Ngoài những biển quảng cáo bị rỉ sét, phông bạt rách nát, một số biển hiệu quảng cáo có kích thước lớn hơn kích cỡ quy định... là mối nguy tiềm ẩn đe dọa tính mạng và tài sản, gây tâm lý lo sợ cho người dân khi tham gia giao thông, hay sự cố tai nạn cháy nổ do chập điện.

Cần những giải pháp đồng bộ, kịp thời

 Để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão, theo các chuyên gia, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, bên cạnh biện pháp tình thế cắt ngọn, tỉa cành, thay thế cây rỗng, mục… Các ban, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra và gia cố cọc chống, cắt sửa những cây nặng tán. Cần rà soát các cây xanh ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự an toàn người dân như các tuyến phố, công viên, khu chung cư, khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện…

Công nhân tiến hành cắt tỉa cành, hạ độ cao cây xanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Về lâu dài, nhằm giảm tối đa tình trạng cây ngã đổ do gió bão, ngành Giao thông vận tải, Xây dựng cần phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh của các thành phố có nghiên cứu, đánh giá hằng năm để chọn lọc chủng loại cây trồng phù hợp trên đường phố, có khả năng chống chịu cao với gió bão.

Khuyến khích trồng cây phù hợp tại công sở, trường học, cây phù hợp với khí hậu, thời tiết tại Việt Nam và có đặc tính là rễ bám sâu dưới lòng đất. Các thành phố cũng cần hoàn thiện việc quy hoạch cây xanh đô thị theo hướng đồng bộ, bảo đảm phát triển an toàn, bền vững.

Có thể nói, tuy đã rất cố gắng và có bước chuyển biến so với trước, nhưng thực tế vẫn còn những hiện tượng cây đổ, cành gãy, có trường hợp làm thiệt hại đến người và tài sản của nhân dân. Vì vậy, để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão, thiết nghĩ, các thành phố lớn cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ.

Ngoài ra, do đặc điểm không gian đô thị, cũng cần tăng cường tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ việc chăm sóc, bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị là trách nhiệm của mỗi người dân, của toàn xã hội; Khuyến khích mọi người dân tham gia bảo vệ hệ thống cây xanh, để hệ thống cây xanh vừa là “người bạn” giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị, vừa không tiềm ẩn những mối nguy hiểm đối với người dân.

Khắc Nam - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cay-xanh-bien-quang-cao-tiem-an-nguy-co-mat-an-toan-trong-mua-mua-bao-205737.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com