Xem nhiều

COP26 và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

31/10/2021 09:11

Kinhte&Xahoi Trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), giới chuyên môn nhận định đây sẽ là thời điểm quan trọng để các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức giới hạn trần 1,5-2 độ C, như trong thỏa thuận Paris 2015.

Viễn cảnh trái đất nóng lên.

Thời điểm quan trọng

Theo Hiệp định Paris 2015, các quốc gia cam kết đưa ra các kế hoạch quốc gia và đề ra mức độ giảm lượng khí thải của mình - được gọi là Đóng góp Quốc gia tự quyết định. Kỳ họp COP26 tại Glasgow (Anh) năm nay sẽ có nhiều điều đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cả thế giới. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu với mỗi quốc gia, không kể giàu hay nghèo. Thậm chí tác động của nó còn to lớn hơn so với tác động của đại dịch.

Đáng lưu ý, thập kỷ từ nay đến năm 2030 sẽ vô cùng quan trọng. Các quốc gia phải gấp rút hơn nhiều để có thể đạt được hy vọng giữ sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Năm nay cũng chính là thời điểm các quốc gia cập nhật kế hoạch giảm phát thải. Theo phân tích của giới chuyên môn, nếu các nước không thể đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính như cam kết trong Hội nghị COP21 năm 2015 thì “cánh cửa” để hạn chế sự nóng lên toàn cầu sẽ dần dần đóng lại.

Theo đó, những vấn đề chính sẽ được đưa ra trong các cuộc đàm phán tại COP26 năm nay bao gồm: Bảo vệ mức phát thải ròng toàn cầu ở mức 0 và giữ nhiệt độ nóng lên toàn cầu dưới 1,5 độ C; Thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên; Phân bổ tài chính giữa các nước giàu với nước nghèo để thực hiện mục tiêu khí hậu; Xu hướng chuyển dịch năng lượng; Đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa các nước; Hoàn thiện các quy tắc trong Hiệp định Paris và chính sách khí hậu của các quốc gia.

Để làm được điều này, các giải pháp quan trọng đã được thực hiện trong nhiều năm nay có thể kể tới: Đẩy nhanh quá trình loại bỏ than đá, hạn chế phá rừng, đầu tư vào năng lượng tái tạo, liên kết hành động giữa các chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương,…

Mới đây, Văn phòng thông tin của Chính phủ Trung Quốc đã công bố Sách Trắng khí hậu với tiêu đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu: Các chính sách và hành động của Trung Quốc”. Trong đó, Sách Trắng chỉ ra, Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới với dân số 1,4 tỷ người, đang đương đầu những thách thức lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy, Trung Quốc đã phải xây dựng các nguyên tắc mới về giải quyết BĐKH.

Theo đó, quốc gia này cũng công bố mục tiêu đạt trung hòa khí thải carbon trước năm 2060, giảm nồng độ khí thải hơn 65% vào năm 2030. Chính phủ nước này cũng quyết định dừng xây mới các dự án nhiệt điện sử dụng than đá ở nước ngoài, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cam kết phát triển bền vững, đề cao chủ nghĩa đa phương, nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt và hợp tác cùng có lợi.

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam quyết tâm ứng phó BĐKH, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm với nỗ lực chung để bảo vệ môi trường, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Trước đó, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng carbon thấp giữa hai Chính phủ giai đoạn 2021-2030. Cả hai nước đều nỗ lực hướng tới trung hòa carbon sớm nhất thông qua việc thực hiện các quy định về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường carbon trong tương lai tới đây.

Có thể là cơ hội cuối cùng?

Báo cáo khoảng cách phát thải hàng năm của Liên Hợp quốc được công bố trước thềm COP26 cho biết: Các nền kinh tế lớn trên thế giới đã góp phần thúc đẩy sự ấm lên của trái đất trong thế kỷ qua nhưng vẫn chưa giải quyết được đầy đủ vấn đề về khí thải nhà kính.

Sự kiện COP26 sẽ diễn ra từ ngày 1/11 đến ngày 12/11 tại Glasgow, Anh.

Theo các nhà khoa học, lượng khí carbon trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục trong 2 triệu năm. Ví dụ điển hình là mùa hè vừa qua, thế giới đã chứng kiến rất nhiều trận cháy rừng chết người, lũ lụt và những đợt nắng nóng trên nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, các báo cáo của Tổng cục BĐKH hàng năm cũng cho thấy mức độ diễn biến của thiên tai, hạn hán, bão lũ ở nước ta ngày càng phức tạp theo chiều hướng cực đoan và khốc liệt hơn so với quá khứ. Tất cả đều nhắc nhở rằng BĐKH không còn là vấn đề của tương lai. Nếu không hành động quyết liệt ngay từ lúc này, cả thế giới sẽ sớm bước vào giai đoạn khủng hoảng khí hậu.

Theo Liên Hợp quốc, lượng khí thải toàn cầu, vốn đã giảm trong thời gian ngắn trong đại dịch COVID-19, dự kiến sẽ tăng trở lại khi các nền kinh tế phục hồi, kéo theo khả năng phát thải khí nhà kính tăng lên. Mặt khác, các cam kết cụ thể mà các nước đã đưa ra trước thềm COP26 cũng cho thấy rằng, các quốc gia đang hứa hẹn sẽ làm nhiều hơn để giảm lượng khí thải so với trước đây, nhưng những thay đổi thì không diễn ra đủ nhanh.

Nhìn chung, tại Hội nghị COP26 sắp tới, các nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ đối mặt với áp lực phải đưa ra hành động thay vì chỉ hùng biện và cam kết. Như vậy, trọng tâm sẽ là các lộ trình cụ thể giúp làm chậm quá trình BĐKH, quá trình nóng lên của trái đất. “Việc này đòi hỏi ý chí, đòi hỏi phải có tham vọng. Nhưng nó sẽ không dễ dàng”, theo Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres.

Châu Á “dính đòn nặng” của biến đổi khí hậu

Trong báo cáo hàng năm “Tình trạng khí hậu ở châu Á”, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, khắp châu Á đều đã bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết và BĐKH khắc nghiệt vào năm 2020 gây thiệt hại nặng nề về hệ sinh thái, nền kinh tế, vật chất và con người. Về tổng thiệt hại trung bình hàng năm do các hiểm họa liên quan đến khí hậu, Trung Quốc bị thiệt hại ước tính 238 tỉ USD, tiếp theo là Ấn Độ với 87 tỉ USD, Nhật Bản với 83 tỉ USD và Hàn Quốc với 24 tỉ USD.

Ngoài ra, hàng triệu người đã phải di cư bởi thời tiết cực đoan. Năm 2020, lũ lụt và bão đã ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người ở châu Á, khiến hơn 5.000 người thiệt mạng. Trong khi đó, nhiệt độ bề mặt biển và sự ấm lên của đại dương trong và xung quanh châu Á đang tăng hơn mức trung bình toàn cầu. Năm 2020 cũng ghi nhận mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục so với trước đây, cao hơn 1,39 độ C so với mức trung bình 1981–2010. 

Đỗ Trang - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/cop26-va-cuoc-chien-chong-bien-doi-khi-hau-d169724.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com