Xem nhiều

COVAX và nỗ lực chạy đua vaccine Covid-19 cho các nước nghèo

11/05/2021 07:00

Kinhte&Xahoi Các loại Vaccine được xem như là một trong những phương án cứu cánh đang được thử để cố gắng ngăn chặn đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có nhiều lo ngại về việc các nước phát triển tích trữ vaccine khiến cho các nước nghèo, các nước đang phát triển khó tiếp cận vaccine. Từ đó, COVAX scheme (Cơ chế COVAX) - nỗ lực quốc tế, ra đời nhằm đảm bảo các nước giàu và nghèo có thể tiếp cận với vaccine ngừa Covid-19 một cách công bằng. Vậy nhưng trên thực tế, liệu có thật sự công bằng?


Tại sao phải chia sẻ vaccine? COVAX cụ thể là gì?

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Nature ngày 24/2, Giáo sư, Tiến sĩ Gavin Yamey, Giám đốc Trung tâm Tác động chính sách trong y tế toàn cầu, Đại học Duke viết: “Nếu thế giới giàu có tiếp tục tích trữ vaccine, đại dịch sẽ kéo dài thêm bảy năm nữa… có một nguyên lý trong sức khỏe toàn cầu là dịch bệnh bùng phát ở bất cứ đâu cũng có thể dẫn đến bùng phát ở khắp mọi nơi”.

Điều này thật sự có thể xảy ra. Khi mà hàng tỷ người dân của các nước nghèo hơn không thể tiếp cận vaccine, điều đó dẫn đến sự cho phép virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới có thể lây lan nhanh hoặc gây chết người. Thực tế cho thấy rằng, nhiều biến thể mới đã xuất hiện như biến thể tại Anh và tại Ấn Độ. 

Nếu như Covid-19 tiếp tục kéo dài, đại dịch này cũng sẽ gây thêm những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế. Theo một ước tính, con số thiệt hại có thể lên đến 9.000 tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu do việc đình trệ các hoạt động kinh tế, đóng băng chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí cho hoạt động y tế,... Trong đó, một nửa con số thiệt hại có thể đến từ các nước giàu.

Nhằm đảo bảo sự công bằng vaccine giữa các nước giàu và nghèo, “cơ chế COVAX” được thành lập vào năm 2020. COVAX được triển khai bởi Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi), Tổ chức Y tế Thế giới WHO phối hợp triển khai cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF và các quốc gia, tổ chức khác. 

Cơ chế COVAX sẽ tiếp cận với các nhà sản xuất nhằm có thể có đủ nguồn cung vaccine. Chi phí sẽ được các nhà hảo tâm, nhà từ thiện và các nước giàu có hơn hỗ trợ nhằm giúp các nước đang phát triển có thể tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 với mức giá hợp lý nhất. Các nước nghèo nhất có thể tiếp cận vaccine miễn phí.

Triển khai COVAX gặp nhiều khó khăn

Tính đến cuối tháng 4/2021, hơn 180 quốc gia đã tham vào chương trình Covax. Gần 50 triệu liều vaccine Covid-19 đã được cung cấp qua chương trình này. Ghana là quốc gia đầu tiên nhận được vaccine thông qua COVAX vào tháng hai.

Ngoài ra, những quốc gia có thu nhập thấp nhận được vaccine gồm Algeria, Malawi và Uganda ở châu Phi, Iran và Iraq ở Trung Đông, và Barbados, El Salvador và Nicaragua ở châu Mỹ. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam cũng sẽ nhận được 30 triệu liều vaccine từ chương trình này. 

Tuy vậy, việc triển khai cơ chế COVAX được cho là vẫn còn rất chậm do gặp nhiều khó khăn. Trong năm tới, theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, cần có thêm 35 tỷ - 45 tỷ USD để đảm bảo hầu hết người lớn được tiêm chủng. Nhiều quốc gia giàu có cũng đặt hàng riêng với các nhà sản xuất vaccine số lượng vaccine lớn hơn nhiều so với nhu cầu của quốc gia họ. 

Các mục tiêu ban đầu của chương trình cũng không thể đạt được và tiến độ giao hàng có thể trở nên trầm trọng hơn do tình hình ở Ấn Độ xấu đi. Quan chức quốc gia này hạn chế xuất khẩu để bảo vệ dân, trong lúc số ca dương tính và tử vong tăng kỷ lục.

Nhà máy của Viện Huyết thanh Ấn Độ là nhà cung cấp chính của vaccine Oxford-AstraZeneca cho COVAX, kế hoạch này đối mặt với sự thiếu hụt hàng chục triệu liều, làm trầm trọng thêm lo ngại về việc bảo vệ người dân ở các quốc gia nghèo hơn. COVAX hiện cần bổ sung khoảng 20 triệu liều vào cuối Tháng Sáu, để bù đắp sự thiếu hụt do khủng hoảng đang gia tăng ở Ấn Độ. 

COVAX hi vọng có thể giao đủ vaccine cho 20% dân số thế giới từ hơn 92 quốc gia nghèo tham gia vào chương trình này. Tuy nhiên kể cả khi đạt được mục tiêu, con số này vẫn còn quá nhỏ. Nó vẫn không đạt được mức độ miễn dịch mà các chuyên gia y tế khuyến cáo. 

Theo WHO, mức độ tiêm chủng phải đạt ít nhất 70% dân số toàn cầu là mức tối thiểu để chấm dứt được đại dịch. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phát biểu rằng, tham gia vào COVAX là cách nhanh nhất để thế giới có thể thoát khỏi đại dịch và phát triển kinh tế bền vững.

 Trung Đức - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doi-song/covax-va-no-luc-chay-dua-vaccine-covid-19-cho-cac-nuoc-ngheo-d155190.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com