Xem nhiều

Cục Thuế Hà Nội chưa làm tròn nhiệm vụ trong vụ Nhật Cường trốn thuế?

16/06/2020 10:15

Kinhte&Xahoi Một số đại biểu Quốc hội và các Chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng để xảy ra các vụ việc doanh nghiệp trốn thuế trong lĩnh vực mình quản lý chứng tỏ Cục Thuế Hà Nội chưa làm tròn nhiệm vụ được giao?

Đại án Nhật Cường Mobile diễn ra trong năm 2019 vừa qua đã khiến hàng loạt quan chức Hà Nội bị bắt. Tuy vậy, dư luận vẫn đặt ra câu hỏi về việc ngành Thuế chịu trách nhiệm gì trong vụ án này?

Theo đó, đầu tháng 05/2019, dư luận rúng động trước thông tin Cơ quan điều tra khám xét cửa hàng điện thoại Nhật Cường Mobile tại địa chỉ 33 Lý Quốc Sư, Hà Nội. Đồng thời, lãnh đạo Công an phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ cho biết đơn vị cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Công an khám nơi ở của một lãnh đạo Nhật Cường Mobile tại căn hộ thuộc một chung cư trên đường Hoàng Hoa Thám.  

Ảnh Người lao động.

Thông tin này gây rúng động là vì Nhật Cường Mobile là một trong những thương hiệu cung cấp điện thoại đình đám nhất Hà Nội. Nhật Cường Mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, giấy phép ĐKKD số 01011.38364 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 20/06/2001. Người đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy, với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông...

Buôn lậu, trốn thuế và rửa tiền...

Ngay sau khi trụ sở Nhật Cường Mobile bị khám xét, chuỗi cửa hàng Nhật Cường Mobile đóng cửa, các kênh truyền thông của Nhật Cường nhanh chóng "biến mất" trên internet. Những động thái liên tiếp của ông lớn ngành điện thoại đã khiến dư luận tin rằng một đại án sắp được đưa ra ánh sáng. Và đúng như vậy, hàng loạt sai phạm của Nhật Cường nhanh chóng được cơ quan chức năng công khai. 

Theo đó, Nhật Cường Mobile có liên quan đến buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền và gian lận.

Tháng 05/2019, C03 đã khởi tố vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Nhật Cường, đồng thời khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, và hàng loạt người liên quan.

Cảnh sát xác định Huy và đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính để bỏ ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.

Đầu tháng 10/2019, C03 quyết định khởi tố bổ sung vụ án, khởi tố bổ sung Bùi Quang Huy về tội rửa tiền theo khoản 3, điều 324, bộ luật Hình sự, đồng thời khởi tố, bắt tạm giam 10 người khác với vai trò đồng phạm. Đến thời điểm đó, Bùi Quang Huy đã bị khởi tố về 4 tội danh, gồm: buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền và vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tới tháng 11/2019, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vụ án Nhật Cường Mobile vào diện theo dõi chỉ đạo.

Trong quá trình điều tra mở rộng, C03 xác định ngoài hành vi đã bị khởi tố, Bùi Quang Huy còn có hành vi sử dụng tiền do phạm tội buôn lậu để đưa vào Công ty Nhật Cường và Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software), hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.

Nhật Cường Software được nhiều người biết đến khoảng vài năm trở lại đây, khi trúng thầu một loạt dự án công trực tuyến của Hà Nội. Website của công ty này từng giới thiệu trúng thầu các dự án như: Cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, đặc biệt là giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông ba cấp...

Nhật Cường khiến dư luận đặt ra câu hỏi lớn: Mặc dù là công ty mới ra đời không lâu, nhưng Nhật Cường đã nhận được hàng loạt dự án của Hà Nội? Nhiều người đã nghĩ tới việc: Phải chăng Nhật Cường được quan chức Hà Nội "đặc biệt ưu ái"? Rất nhanh sau đó, cơ quan điều tra đã đưa ra ánh sáng hàng loạt quan chức Hà Nội "nâng đỡ" Nhật Cường.

Đến tháng 12/2019, đã 15 bị can đã bị khởi tố liên quan đến vụ án, trong đó có nhiều quan chức Hà Nội. Trong nhóm liên quan đến vi phạm quy định đấu thầu có 05 người, gồm ông Nguyễn Văn Tứ, nguyên giám đốc sở; ông Nguyễn Tiến Học, cựu phó giám đốc; bà Phạm Thị Thu Hường, chánh Văn phòng sở; bà Phạm Thị Kim Tuyến, trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở và ông Lê Duy Tuấn, giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh.

Nhóm liên quan đến buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán, rửa tiền có 10 người, gồm: Bùi Quang Huy, Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Bích Hằng, Trần Ngọc Ánh, Đỗ Quốc Huy, Hoàng Văn Phong, Nông Văn Lư (đều là người của Nhật Cường Mobile) và ba người ngoài là Đỗ Văn Dũng, Ngô Xuân Sử, Ngô Tuấn Sửu.

Trong số này, Bùi Quang Huy, Ngô Xuân Sử đang bị truy nã quốc tế.

Cục thuế Hà Nội đã làm tròn trách nhiệm?

Có thể thấy, hàng loạt quan chức Hà Nội đã "dính chàm" với vụ án Nhật Cường. Thế nhưng, ngành Thuế dường như vẫn "ngoài cuộc", dù một trong những tội danh của Nhật Cường được cơ quan chức năng chỉ ra chính là trốn thuế. 

Đáng chú ý, lãi của Nhật Cường trong những năm qua chỉ loanh quanh vài trăm triệu đồng, trong khi đó doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm? Đặc biệt, trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Chu Xuân Kiên, Phó giám đốc Sở Công Thương kiêm Cục trưởng quản lý thị trường Hà Nội đánh giá sai phạm của Nhật Cường Mobile chủ yếu nằm ở việc trốn thuế.

Khi được hỏi: Nhật Cường có bao giờ trốn thuế? Một lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội từ chối cung cấp thông tin, với lý do cơ quan quản lý không được chia sẻ thông tin liên quan đến thuế của doanh nghiệp, kể cả việc xử phạt vi phạm???

Tuy nhiên khi trả lời về vụ việc này, đại diện Cục thuế Hà Nội khẳng định sẽ rà soát, kiểm tra. Nếu xác định vi phạm của Nhật Cường Mobile có trách nhiệm của cán bộ ngành thuế, thì sẽ xử lý nghiêm. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thông tin gì về vụ việc này từ các cơ quan thuế Hà Nội. Và những người am hiểu tài chính khá ngạc nhiên khi Nhật Cường đã sớm "lộ" dấu hiệu trốn thuế vì doanh thu luôn cao ngưởng lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thì bèo bọt, chỉ vài trăm triệu đồng, mà cơ quan Thuế không hề phát hiện ra, hay có "uẩn khúc" gì?

Năm 2018, Nhật Cường báo lãi tăng đột biến 31,5% so với năm 2017, lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ đồng và là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, doanh thu năm 2018 của Nhật Cường gần như “giậm chân tại chỗ” so với năm 2017, ở mức 347,5 tỷ đồng.

Có thể thấy, do lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn doanh thu, biên lợi nhuận của Nhật Cường đã được cải thiện đáng kể trong năm 2018, tuy nhiên con số này vẫn ở mức rất thấp, chỉ vỏn vẹn 0,3%.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá (Bộ Tài chính) cho rằng, việc những doanh nghiệp như Nhật Cường Mobile trốn thuế có trách nhiệm không nhỏ của cơ quan quản lý thuế là Cục Thuế Hà Nội. 

“Cục Thuế Hà Nội chưa làm tròn trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với Nhật Cường Mobile, khiến ngân sách bị thất thu, môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực”, ông Ngô Trí Long phát biểu.

Theo đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, vấn nạn trốn thuế không riêng gì ở Việt Nam mà xảy ra trên toàn thế giới và cũng không riêng ở một nhóm ngành nghề nào. Để không còn tình trạng trốn thuế, xử lý những trường hợp trốn thuế, ngành thuế buộc phải tìm ra câu trả lời. 

“Chưa cần nói anh có tiếp tay, có ăn tiền của nó không nhưng việc để xảy ra các vụ việc trốn thuế trong lĩnh vực mình quản lý chứng tỏ Cục Thuế Hà Nội chưa làm tròn nhiệm vụ”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội hiện nay là ông Mai Sơn. Ông Sơn sinh năm 1971, được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội từ 01/04/2019. Trước đó, ông Sơn là Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội.

Người tiền nhiệm của ông Mai Sơn là ông Nguyễn Thế Mạnh. Ông Mạnh sinh 1972, là Thạc sĩ kinh tế. Ông Mạnh từng có thời gian dài công tác tại Thanh tra Bộ Tài chính. Tháng 01/2011, ông Mạnh được bổ nhiệm là Phó chánh Thanh tra Bộ Tài chính.

Hiện nay, ông Mạnh đang giữ cương vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

T.H

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Theo Tầm nhìn/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/cuc-thue-ha-noi-chua-lam-tron-nhiem-vu-trong-vu-nhat-cuong-tron-thue-d127203.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com