Xem nhiều

[Cuộc chiến chống Covid-19: Dân nghèo thành thị không đơn độc] Bài 4: Nhường cơm, sẻ áo với người nghèo

27/04/2020 15:29

Kinhte&Xahoi Dịch Covid-19 khiến những người dân yếu thế, người làm nghề tự do có thu nhập thấp bị mất việc. Đã có nhiều cây gạo ATM, suất cơm miễn phí, điểm bán hàng giá 0 đồng dành cho người nghèo.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức trao quà cho người dân xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Công Hùng

Chăm lo đời sống cho Nhân dân

Trước những tác động do dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngay từ đầu tháng 4, Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ cho 6 nhóm đối tượng là người dân bị giảm sâu thu nhập, bị mất việc, thiếu việc làm. Thủ tướng yêu cầu phải triển khai gói này nhanh, bởi người dân không thể chờ đợi hơn được nữa và không để ai bị “đói cơm, lạt bữa”. Việc Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, được đánh giá là kịp thời, nhân văn, đáp ứng sự mong mỏi của nhiều người, nhất là những đối tượng yếu thế. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến nhận định, gói hỗ trợ này được coi là một xã hội đoàn kết, chăm lo, thương yêu nhau, quyết tâm, đồng lòng vừa ngăn chặn đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, bên cạnh việc phòng, chống dịch Covid-19, TP Hà Nội cũng đưa ra các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội kịp thời, đúng đối tượng. TP đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND đề ra các giải pháp trong quản lý đầu tư, xây dựng để nâng cao hiệu quả đầu tư công, hỗ trợ DN, Nhân dân ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn TP do tác động của dịch Covid-19. Để tiếp tục hỗ trợ các đối tượng, TP Hà Nội quyết định bổ sung 1.020 tỷ đồng vốn ngân sách ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với người nghèo và các đối tượng chính sách. Thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ, đến nay, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đã rà soát các đối tượng thụ hưởng, báo cáo TP để có quyết định.

Về phía các quận, huyện cũng đã rất quan tâm chăm lo cho đời sống người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các gia đình khó khăn, những hộ trực tiếp bị ảnh hưởng vì dịch đã được quan tâm hỗ trợ kịp thời thông qua những suất quà là nhu yếu phẩm và tiền mặt. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong cho biết, những hộ cận nghèo, người có công được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ và suất quà trị giá 300.000 đồng. Người khuyết tật và người già cô đơn được hỗ trợ 700.000 đồng tiền mặt và quà trị giá 300.000 đồng. 

Lan tỏa những điều tốt đẹp

Từ những chỉ thị, hành động của Chính phủ, TP, các cấp đã lan tỏa tới những tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp đỡ người dân bị tổn thương vì dịch Covid-19. Ngay từ những ngày đầu tiên cách ly toàn xã hội, ở đầu ngõ 54 đường Lê Văn Lương (Hà Nội), một chiếc bàn được kê trên vỉa hè, bên trên để những phần quà nhỏ cho ai cần thì cứ nhận. Một phần quà gồm 2 gói mì tôm, 2 quả trứng; một phần quà khác đựng gạo. Ngày 8/4, giữa cơn mưa, cái rét nàng Bân, một phụ nữ đạp xe còm cõi chở đầy vỏ chai, bìa hộp đến bên chiếc bàn để quà từ thiện. Đội chiếc nón lá cũ rách, khoác trên mình cái áo sơ mi bạc màu, chị lặng lẽ cầm một túi gạo. Khi hỏi chuyện, được biết, chị Nguyễn Thị Hằng (thuê trọ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) làm nghề nhặt vỏ chai nhựa. Trước đây mỗi hôm, chị Hằng kiếm được khoảng 40.000 – 50.000 đồng để lo bữa ăn hàng ngày. Nhưng thời gian gần đây, công việc gặp nhiều khó khăn, nghe tin có điểm từ thiện tặng gạo miễn phí, chị vội đến nhận để gia đình không bị đứt bữa.

Bà Trương An Xinh – Thành viên chương trình chia sẻ: “Tặng cho họ món quà, không chỉ giúp họ bớt đi nỗi lo về một bữa ăn, còn giúp họ còn có lòng tin vào những điều tốt đẹp trong xã hội và để biết sẽ không bị bỏ rơi”.

Tinh thần tương thân tương ái, chung sức đồng lòng cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 của người dân tại TP Hà Nội đang được dấy lên mạnh mẽ hơn qua những bảng đề “Nếu bạn khó khăn, hãy lấy một phần. Nếu bạn ổn xin nhường người khác” tại nhiều điểm phát lương thực, thực phẩm, đồ dùng miễn phí trên TP. Một trong số những nơi có gắn tấm bảng kể trên, được nhiều người biết đến chính là nơi lắp đặt cây ATM gạo đầu tiên tại phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Tại Hà Nội, người khó khăn còn được ủng hộ, giúp đỡ từ hệ thống siêu thị Hạnh phúc - “siêu thị 0 đồng”, với những kệ hàng đầy ắp gạo, dầu ăn, trứng gà đóng hộp, muối, đường, dầu gió…

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần có “thiên la địa võng” ngăn tẩu tán tài sản

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các vụ việc liên quan đến thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, loại án này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Link bài gốc http://m.kinhtedothi.vn/cuoc-chien-chong-covid-19-dan-ngheo-thanh-thi-khong-don-doc-bai-4-nhuong-com-se-ao-voi-nguoi-ngheo-382517.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com