Xem nhiều

Cuộc gọi lừa đảo "con nhập viện cấp cứu": Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra cảnh báo

14/03/2023 19:12

Kinhte&Xahoi Trước sự việc nhiều trường hợp phụ huynh nhận được các cuộc gọi lừa đảo về việc con nhập viện cấp cứu, Sở GD&ĐT TP đã đưa ra cảnh báo.

Chiều nay ngày 14/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành văn bản số 677/SGDĐT-CTTT-KHCN gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khuyến cáo phụ huynh cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào, đồng thời yêu cầu các trường rà soát bảo mật thông tin.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội đưa ra cảnh báo về các cuộc gọi lừa đảo đến các bậc phụ huynh (ảnh minh hoạ).

Nội dung văn bản nêu rõ: "Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gọi điện và nhắn tin cho người thân, cha, mẹ học sinh thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nầm viện, cần chuyển tiền ngay để mổ hoặc nhập viện điều trị nhằm chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn rất tinh vi".

Để phòng, chống hiệu quả hành vi lừa đảo trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đào tạo các Quận, Huyện, Thị xã, Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiêp-giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, giáo viên, học sinh và khuyến cáo cha, mẹ học sinh trong toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo.

Các trường quán triệt đến cha, mẹ học sinh toàn trường, nếu trường hợp nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn từ số máy lạ thông báo về việc học sinh là con em của gia đình bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện thì cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào đồng thời liên hệ ngay với nhà trường để xác minh thông tin chính xác và trình báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh, tăng cường phối hợp thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình; thông báo số điện thoại đường dây nóng của trường đến cha, mẹ học sinh và công khai trên cổng thông tin điện tử của trường.

Nhà trường cũng phải có phương án tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh về những sự việc và thủ đoạn lừa đảo để thông tin rộng rãi đến cha, mẹ học sinh.

Trước đó, hàng loạt sự việc phụ huynh học sinh tại TP HCM và các địa phương khác đã bị nhóm đối tượng xấu lợi dụng sự long lắng của các bậc phụ huynh đối với con em mình đã gọi điện thông báo con nhập viện yêu cầu chuyển tiền để thực hiện các ca cấp cứu.

Qua đó, nhiều phụ huynh đã bị nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Trước thực trạng nêu trên, các cơ quan chức năng Sở GD&ĐT TP HCM cũng như Công an TP HCM đã đưa ra các cảnh báo về vấn đề này. Qua đó, khuyến cáo phụ huynh cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào.

 Đại Văn - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốchttps://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/cuoc-goi-lua-dao-con-nhap-vien-cap-cuu-so-gddt-ha-noi-dua-ra-canh-bao-d191218.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com