Xem nhiều

Doanh nghiệp thiệt hại hàng nghìn tỷ vì ùn ứ nông sản ở cửa khẩu

24/12/2021 07:18

Kinhte&Xahoi Với thời gian thông quan lên đến 20-30 ngày như hiện nay, hầu hết hàng hóa nông sản sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ, doanh nghiệp gánh chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa có báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về thực trạng và đề xuất một số giải pháp cấp bách liên quan tới vấn đề ùn tắc tại các cửa khẩu đường bộ Việt Nam - Trung Quốc mà doanh nghiệp phản ánh trong những ngày qua.

Xe hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân II (Quảng Ninh)

Tính đến sáng 1/12, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu chờ xuất khẩu sang Trung Quốc là hơn 6.300 xe. Trong khi tại phía bên kia Trung Quốc, lượng phương tiện hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn tồn hơn 3.000 xe. Tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc, số cửa khẩu mở cho hàng hóa thông quan hiện chỉ còn 6/71 cửa khẩu, lối mở.

Trong khi đó, năng lực thông quan của các cửa khẩu cũng giảm đáng kể. Điển hình như tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã giảm 4,5 lần so với bình thường, chỉ còn khoảng 100 xe/ngày (bình thường đạt khoảng 450 xe/ngày).

Trong khi tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, từ thời điểm ngày 21/12, do thành phố Đông Hưng của Trung Quốc tạm thời đóng cửa, xét nghiệm COVID-19 toàn thành phố để truy vết F0 nên năng lực thông quan cũng gần như bằng 0.

Đồng thời, theo tin báo khẩn từ doanh nghiệp sáng 23/12, tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, phía Trung Quốc tiếp tục gia tăng các biện pháp thắt chặt phòng ngừa dịch bệnh.

Theo yêu cầu của Ban Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Quốc vụ viện Trung Quốc, từ ngày 24/12, lái xe Việt Nam (và các lái xe nước ngoài nói chung) đều không được phép vào biên giới Trung Quốc. Điều này dẫn tới số lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị có khả năng tiếp tục sụt giảm hơn nữa, trong bối cảnh tất cả các bến bãi tại các cửa khẩu đều đã quá tải do lượng xe tắc cả ở chiều đi và chiều về, không thể bố trí thêm.

Theo đánh giá của Ban IV, tình trạng ùn tắc dự kiến sẽ còn kéo dài trong thời gian tới do khả năng thông quan đã giảm tới mức tối thiểu và phía bạn không có kế hoạch mở lại các cửa khẩu trong thời gian ngắn tới đây, trong khi số xe hàng hóa dồn về các cửa khẩu tiếp tục tăng trong dịp cận Tết Nguyên đán.

Hiện nay, mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm tới 80-90%) tại các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là hàng nông sản và thủy sản. Với thời gian thông quan lên đến 20-30 ngày như hiện nay, hầu hết hàng hóa nông, thủy sản này sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ.

Thiệt hại về tiền hàng, theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lên đến 2.000 tỷ đồng (trung bình 500 triệu đồng/xe nhân với khoảng 4.000 xe hàng), chưa kể chi phí vận chuyển (trung bình 100 triệu/xe với tình hình ách tắc hiện tại).

Đáng nói, với bối cảnh sắp đến vụ thu hoạch cuối năm, là vụ cao điểm của lượng hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nếu khả năng thông quan không được cải thiện, con số thiệt hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều lần.

Ngoài ra, tình trạng quá tải ở mọi bến bãi, cửa khẩu cộng với tốc độ thông quan chậm còn ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu khác, đặc biệt là hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước (như lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ với ván bóc, gỗ bóc...), mà hiện các doanh nghiệp đang rất cần để gấp rút hoàn thành các đơn hàng đã ký dịp cuối năm.

Mặt khác, khảo sát một số tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn nhất Việt Nam cho thấy, do linh kiện không thể nhập về qua cửa khẩu đường bộ theo kế hoạch mà lại không thể dừng dây chuyền sản xuất nên các doanh nghiệp đã phải ứng phó tạm thời bằng cách chuyển sang các phương thức vận chuyển khác tốn kém hơn như đường hàng không với chi phí đắt hơn 76% (chưa tính phụ phí dịch bệnh 15%).

Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng biện pháp này thì mức độ rủi ro bị chậm hàng, dừng hàng vẫn là rất cao, doanh nghiệp có thể bị thiệt hại lớn nếu phải dừng dây truyền sản xuất.

Với thực trạng trên, trên cơ sở tiếp nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội, Ban IV đề xuất Chính phủ giải pháp cấp bách là xem xét tiến hành một cuộc trao đổi cấp cao hơn giữa hai bên để cùng nhận diện nút thắt và đưa ra giải pháp tháo gỡ phù hợp với mục tiêu là khẩn trương giải phóng lượng hàng hóa và xe tồn tại các cửa khẩu, đưa hoạt động xuất nhập khẩu hai nước dần trở lại bình thường trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Theo đó, Ban IV đề xuất lãnh đạo Chính phủ xem xét trao đổi, đàm phán với phía Trung Quốc để bố trí cửa khẩu thông quan riêng cho hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước so với hàng nông, thủy sản; Phối hợp lực lượng chuyên môn hai nước để bàn giao theo đợt, giải phóng các xe hàng, container, tài xế đang mặc kẹt tại cửa khẩu hai bên.

Bên cạnh hoạt động đàm phán đề xuất Chính phủ xem xét giao các địa phương có các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc khẩn trương rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm đối với hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại khu vực đệm này nhằm phát hiện sớm và cách ly người/vật mắc COVID-19 ngay tại đầu vùng đệm, không để xảy ra tình huống phát hiện người/vật mắc COVID-19 ở điểm giáp biên dẫn tới hành động “đóng biên tức thời” của phía Trung Quốc.

Đối với hàng nông sản sắp thu hoạch và chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ trong dịp cận Tết, Chính phủ cần giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương thông tin, làm việc với các địa phương trên cả nước để dừng tạm thời các chuyến hàng đang có kế hoạch vận chuyển lên cửa khẩu; Hướng dẫn người nông dân trì hoãn thu hoạch (nếu có thể) hoặc tiếp tục bảo quản tại kho, để chờ giải phóng bớt hàng ùn ứ hiện tại thì mới tiếp tục đưa hàng mới về các cửa khẩu.

Bên cạnh các biện pháp cấp bách, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương đẩy mạnh các hội nghị xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tìm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường truyền thống.

Các địa phương cũng cần kết hợp với các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh tuyên truyền để người nông dân, doanh nghiệp thay đổi tập quán kinh doanh xuất khẩu từ phương thức truyền thống, không có hợp đồng thương mại sang hình thức chính ngạch, mua bán theo hợp đồng, với điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Trong dài hạn, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương có cửa khẩu với Trung Quốc chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng logistics, đặc biệt mở rộng, tăng diện tích các kho bãi, địa điểm tập kết cho hàng hóa và xe vận tải hàng hóa làm thủ tục thông quan thuận lợi.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/doanh-nghiep-thiet-hai-hang-nghin-ty-vi-un-u-nong-san-o-cua-khau-186346.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com