Xem nhiều

Đội QLTT số 6 né tránh dấu hiệu sai phạm bằng cách vu khống báo chí

01/03/2019 16:17

Kinhte&Xahoi Sau khi đăng tải bài báo “Những dấu hiệu “bất thường” trong công tác kiểm đếm tang vật tạm giữ của Đội QLTT số 6”, ngày 25/02/2019, báo Báo ĐS&PL nhận được văn bản phản hồi của Đội QLTT số 6.

Tuy nhiên, nội dung công văn này không những né tránh làm rõ những dấu hiệu “bất thường” trong  vụ việc mà  bài báo phản ánh mà còn đưa ra những nhận định, thông tin sai sự thật, quy chụp và vu khống báo chí.

Để rộng đường dư luận và giúp các cơ quan chức năng sớm làm rõ dấu hiệu  sai phạm và xử lý nghiêm túc trách nhiệm cá nhân, tập thể của Đội QLTT số 6 trong sự việc, báo Đời sống & Pháp luật xin đăng tải nguyên văn nội dung công văn phúc đáp của báo gửi đến Đội QLTT số 6 và các cơ quan chức năng.

Trang 01 của Công văn số 19/2019/CV - ĐSPL ngày 28/02/2019 của Báo Đời sống & Pháp luật

 1.Tóm tắt sự việc và quá trình tác nghiệp của PV

Sau khi  Báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ánh của người dân về nghi vấn kho sách lậu 'khủng' trên địa bàn phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm TP. Hà Nội và tiến hành xác minh ban đầu nhận thấy có cơ sở, BBT đã cử PV trình báo sự việc Cục QLTT thành phố Hà Nội thông qua Phòng Nghiệp vụ. Tại đây, ông Nguyễn Trọng Bình – Trưởng phòng Nghiệp vụ đã tiếp nhận thông tin và giới thiệu PV xuống làm việc trực tiếp với Đội QLTT số 6.

Vào khoảng 14 giờ chiều ngày 20/2/2019, PV cùng Đội QLTT số 6 xuống kho sách tại số 15 ngõ 97, đường Đình Thôn, phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội để kiểm tra đột xuất.Tại thời điểm kiểm tra kho sách trên có tới hàng vạn cuốn sách ấn phẩm, bản in của rất nhiều Nhà xuất bản nổi tiếng như: Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Văn học, Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Thanh niên, Nhà Xuất bản Thế giới,…và nhiều cuốn sách nước ngoài nổi tiếng do các nhà sách giữ bản quyền được chất đầy trong ngôi nhà 5 tầng. Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Dũng và bà Lê Thị Hường đang sinh sống tại đây khai nhận là chủ của kho sách nói trên.  

Theo quan sát của PV báo Đời sống & Pháp luật, bên ngoài căn nhà 5 tầng không hề có biển hay dấu hiệu gì nhận biết là kho để sách hay hoạt động kinh doanh sách. Bên trong tòa nhà để ngổn ngang các loại sách được đóng thành thùng xếp thành nhiều hàng cao quá đầu người, dụng cụ, chất kết dính keo gáy, ấn phẩm, bản in dở dang đang trong quá trình gia công, dụng cụ gia đình…

Sau một thời gian làm việc với chủ hộ, ông Hoàng Đại Nghĩa, Q. Đội trưởng Đội QLTT số 6 ra trao đổi với PV rằng, bà Lê Thị Hường đã khai nhận toàn bộ số sách trên là do gia đình mua bán, trao đổi với các nhà sách khác để về bán online và có một số lượng sách là do người quen gửi đóng gói và giữ hộ nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số sách nói trên.

Sau đó, PV ghi nhận được thêm rằng, ông Nguyễn Văn Dũng, chồng bà Hường cũng không thừa nhận đây là số sách in hay kinh doanh lậu mà xin Đội QLTT số 6 cho thêm thời gian để bổ sung đầy đủ hóa đơn chứng từ và giấy tờ để chứng minh số hàng hóa, tài sản trên là hợp pháp. Tuy nhiên, đề nghị của ông Dũng không được cơ quan chức năng chấp thuận

Công văn của Đội QLTT số 6 xác nhận ông Nguyễn Văn Dũng là "người làm chứng" cho những nghi vấn có liên quan đến vợ là bà Lê Thị Hường liệu sự việc có khách quan không?

Công văn 37/QLTT – Đ6 của Đội QLTT số 6 đưa ra những lập luận chủ quan, quy chụp báo chí vô căn cứ,  cố tình trích dẫn cắt xén hoặc  không đầy đủ văn bản Luật, thậm chí đưa ra những thông tin “mập mờ” thiếu trung thực khách quan để quy chụp, vu khống báo chí và né tránh việc làm rõ “những dấu hiệu bất thường” mà bài báo đặt ra, nhằm mục đích che đậy bản chất sự việc, báo cáo sai sự thật đến cơ quan chức năng. Cụ thể như sau:2. Công văn 37/QLTT – Đ6 né tránh làm rõ những dấu hiệu “bất thường” trong  vụ việc mà  bài báo phản ánh.

Thứ nhất, trong văn bản số 37/QLTT – Đ6 của Đội QLTT số 6 khẳng định ông Nguyễn Văn Dũng là người chứng kiến trong các Biên bản tạm giữ TVPT, Biên bản niêm phong tang vật, Biên bản mở niêm phong nhưng lại không nói rõ ông Nguyễn Văn Dũng chính là chồng bà Lê Thị Hường, chủ kho sách đang có dấu hiệu vi phạm.

Thứ hai, văn bản không giải thích được sự chênh lệch về số lượng sách thu giữ tại hiện trường và biên bản kiểm đếm tại kho của Đội QLTT số 6, cụ thể đầu sách Đắc Nhân Tâm có thể kiểm chứng được sự sai lệch bằng hình ảnh, video mà PV ghi nhận tại hiện trường.

Thứ ba, với số lượng sách rất lớn và chưa khẳng định rõ đây là “tài sản” của gia đình mua nhưng chưa lấy hóa đơn hay hoạt động in ấn, kinh doanh sách lậu lại xảy ra ở hộ gia đình đang sinh sống trong khu dân cư. Tuy nhiên, ông Hoàng Đại Nghĩa, Q. Đội trưởng Đội QLTT số 6 đồng thời Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quận Nam Từ Liêm đã không mời lực lượng liên ngành 389 để đảm bảo sự khách quan và an toàn cho những người thực thi công vụ mà lại huy động toàn bộ cán bộ, công chức Đội QLTT số 6 làm riêng lẻ  đến tận 21h30 ngày 20/02/2019.

Thứ tư, tại hiện trường kho sách ghi nhận được con dấu của Công ty TNHH in Công nghệ cao Cầu Giấy và dấu chức danh Giám đốc mang tên Nguyễn Đức Thể. Vậy mối liên hệ gì với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Dũng và bà Lê Thị Hường với công ty này?Vậy con dấu này, sau khi thu giữ tại hiện trường, Đội QLTT số 6 có bàn giao cho cơ quan Công an điều tra làm rõ hay không?

Thứ năm, ông Hoàng Đại Nghĩa, Q. Đội trưởng Đội QLTT số 6 khẳng định công việc kiểm đếm và thu giữ toàn bộ số sách “tang vật” về kho của Đội QLTT số 6 vào 21h30 ngày 20/02/2019, nhưng theo phản ánh của người dân và tài liệu thu thập của PV (có video kèm theo) thì hoạt động vận chuyển (nghi là sách) vẫn tiếp tục được thực hiện ra khỏi căn nhà trên đến sáng 22/02/2019.

Thứ sáu, tại sao một kho sách lớn hoạt động công khai nhiều năm nhưng cơ quan QLTT địa bàn lại không phát hiện ra những dấu hiệu kinh doanh hoặc in lậu, chỉ khi người dân tố giác, báo chí phán ánh thì đội QLTT số 6 mới vào cuộc?

Mặt khác, theo hình ảnh, video mà người dân cung cấp thì vào lúc 13h41 ngày 20/02/2019, mặc dù lần đầu khi xuống kho sách kiểm tra đột xuất và bắt quả tang hoạt động kinh doanh sách có biểu hiện nghi vấn nhưng một số cán bộ công chức của Đội QLTT số 6 lại xuất hiện ở cửa nách của kho sách nằm kín ở phía trong.Ngoài ra, có một số đối tượng lạ mặt mặc trang phục xe ôm Grab cũng tham gia kiểm đếm cùng cán bộ ông chức Đội QLTT số 6

Nghi vấn có cả người mang trang phục "lạ" tham gia kiểm đếm tang vật cùng cán bộ, công chức Đội QLTT số 6

Thứ bảy, Sau khi bài viết được đăng tải, vào lúc 16h55 ngày 22/02/2019, ông Nguyễn Văn Kha, chức vụ Kiểm soát viên Đội QLTT số 6 đã gọi điện trực tiếp cho PV thực hiện bài biết để dò hỏi những thông tin có liên quan. Đồng thời, ông Kha thông tin cho PV biết việc ông đã làm việc với lãnh đạo quản lý trực tiếp của PV và Đội QLTT số 6 tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để xem xét lại nội dung bài báo, trách nhiệm của PV viết bài. Việc làm này của ông Kha có dấu hiệu uy hiếp đe dọa PV tác nghiệp đúng pháp luật.

Những dấu hiệu bất thường này cần sớm được các cơ quan chức năng, đặc biệt là Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm các sai  phạm theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

3.Công văn số 37/QLTT – Đ6  có nội dung sai sự thật và quy chụp, vu khống báo chí

Ý kiến: Bài báo đã “sử dụng các hình ảnh, tài liệu của tổ chức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cán bộ và Đội QLTT số 6 (theo Điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ – CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ)”.

Việc PV quay phim, ghi âm, ghi hình của buổi kiểm tra đột xuất tại số nhà 15 ngõ 97 đường Đình Thôn (Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội) được thực hiện công khai, minh bạch trên tinh thần phối hợp làm rõ những dấu hiệu sai phạm để phục vụ lợi ích cộng đồng và theo đúng các quy định của pháp luật quy định về hoạt động tác nghiệp của PV và cơ quan báo chí.

Hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý sai phạm về hàng hóa của lực lượng QLTT là hoạt động công vụ được thực hiện một cách công khai, minh bạch và chịu sự giám sát của nhân dân, không phải là hoạt động nằm trong danh mục bí mật Nhà nước.

Đồng thời, theo Chỉ thị 26/CT – TTg ngày 05/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các cơ quan báo chí được giám sát, phát hiện, góp ý, phê phán trước công luận những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính; đồng thời, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nên việc bài báo đăng tải những nội dung, hình ảnh phản ánh quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức Đội QLTT số 6 là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, trong bài báo đăng tải hình ảnh, tài liệu là liên 2 biên bản số 00001979/BB – XMLV ngày 21/02/2019 (giao cho những người có liên quan lưu giữ để làm chứng) là biên bản xác minh làm việc thông thường không phải tài liệu mật, thông tin hình ảnh cá nhân hay kết luận của cơ quan điều tra nên không thuộc phạm trù điều chỉnh của Điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ – CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

 Ông Hoàng Đại Nghĩa, Q. Đội trưởng Đội QLTT số 6 không mặc trang phục theo quy định khi thi hành công vụ

Mặt khác, trong quá trình kiểm đếm tang vật tại kho tạm giữ của Đội QLTT số 6 vào sáng ngày 21/02/2019, chính ông Hoàng Đại Nghĩa, Q. Đội trưởng Đội QLTT số 6 không mang trang phục của ngành, không đeo phù hiệu, biển tên theo quy định. PV còn ghi nhận trong đoàn kiểm đếm có cả những người “lạ” ăn mặc trang phục Grap (nghi là xe ôm) cũng tham gia hỗ trợ kiểm đếm như công chức cán bộ của Đội QLTT số 6. Vậy đối tượng “lạ” mặt kia là ai và việc sự xuất hiện của anh ta trong hoạt động công vụ của cơ quan chức năng có đúng không?

Chính những hình ảnh “phản cảm”, coi thường kỷ cương, kỷ luật và đạo đức công vụ nêu trên được diễn ra ngay trong trụ sở của Đội QLTT số 6 trong giờ hành chính khi họ đang thực thi công vụ “đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh” của lực lượng QLTT nói riêng và hình ảnh cán bộ, công chức, đảng viên nói chung. Điều này đã vi phạm Luật Cán bộ công chức và các văn bản hướng dẫn, Thông tư số 32/TT – BCT ngày 08/10/2018 của Bộ Công thương quy định về trang phục của lực lượng QLTT và Chỉ thị 26/CT – TTg ngày 05/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ.Mặt khác, trong quá trình kiểm đếm tang vật tại kho tạm giữ của Đội QLTT số 6 vào sáng ngày 21/02/2019, chính ông Hoàng Đại Nghĩa, Q. Đội trưởng Đội QLTT số 6 không mang trang phục của ngành, không đeo phù hiệu, biển tên theo quy định. PV còn ghi nhận trong đoàn kiểm đếm có cả những người “lạ” ăn mặc trang phục Grap (ghi là xe ôm) cũng tham gia hỗ trợ kiểm đếm như công chức cán bộ của Đội QLTT số 6. Vậy đối tượng “lạ” mặt kia là ai và việc sự xuất hiện của anh ta trong hoạt động công vụ của cơ quan chức năng có đúng không?

Chính vì lo ngại những hình ảnh của một số cán bộ, công chức Đội QLTT số 6 không phù hợp với chuẩn mực đạo đức tác phong công vụ sẽ tác động không tốt đến nhận thức chung của dư luận khi nghĩ về cán bộ, công chức, đảng viên nên BBT Báo Đời sống & Pháp luật nên thận trọng chưa đưa những hình ảnh rất "phản cảm" khác của họ lên mặt báo.

- Ý kiến: Bài báo đã gây mất lòng tin của các nhà phát hành, nhà xuất bản dẫn đến việc ngày 22/02/2019, Đội QLTT số 6 hết sức khó khăn trong việc mời các nhà phát hành, nhà xuất bản đến xác nhận các ấn bản phẩm chưa được xác nhận của lô hàng tạm giữ trong vụ việc,…ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm tra, xử lý vụ việc trên.

Đây là hành vi quy chụp, vu khống của Đội QLTT số 6 đối với báo chí vì thực tế, từ chiều ngày 20/02/2019, Đội QLTT số 6 đã gọi điện cho các đơn vị xuất bản, phát hành đến để xác nhận (sáng 21/02/2019, đại diện các đơn vị đã đến trụ sở của QLTT số 6 để làm việc). Ngay trong văn bản của Đội QLTT số 6 cũng ghi rõ: ngày 21/02/2019, Đội QLTT số 6 đã cùng với chủ sở hữu lô hàng và các nhà phát hành, nhà xuất bản kiểm đếm, phân loại và xác nhận 205 thùng catton và 04 kiện hàng với 16.886 ấn phẩm trị giá theo giá bìa là 1.225.874.000 đồng và 20 kg ruột sách... Ngày 22/02/2019, chỉ còn 10 kiện hàng trong đó chỉ có 21 ấn phẩm (một con số quá nhỏ trong tổng số 16.886 ấn phẩm). Vì vậy, Đội QLTT số 6 cho rằng bài báo dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc mời các nhà phát hành đến xác nhận vào ngày 22/02/2019  là sai sự thật và vu khống báo chí để che đậy những hành vi sai phạm trong vụ việc .

- Ý kiến: “Bài báo thể hiện quan điểm của ông Ngô Mạnh Hùng, Thanh tra viên chính Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông…dẫn đến việc các nhà xuất bản, công chúng hiểu Đội QLTT đang làm sai quy định”:

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: “Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ”. Đội QLTT số 6 đã không kiểm đếm tang vật nghi là vi phạm hành chính. Do chưa thể xác định có vi phạm hành chính hay không nên không thể gọi đó là là tang vật vi phạm hành chính (ngày 21/02/2019, các đơn vị xuất bản, phát hành cũng chỉ đến ghi nhận chứ chưa có văn bản xác nhận đó là số sách giả, sách in lậu). Do không phải là tang vật vi phạm hành chính thì cũng không thể thực hiện thủ tục “tạm giữ tang vật vi phạm hành chính”.

Ở đây, Đội QLTT số 6 không thể xác định rõ vi phạm hành chính mà đã vội vàng niêm phong tài sản của cá nhân và mang về trụ sở. Văn bản của Đội QLTT số 6 cũng thể hiện rõ là đơn vị này thực hiện kiểm đếm tang vật tại trụ sở, chứ không phải tại nơi vi phạm. Có thể thấy, Đội QLTT số 6 có dấu hiệu thực hiện sai trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy ý kiến trong  bài báo là có cơ sở và hoàn toàn chính xác.

Nguyên nhân mà Đội QLTT số 6 tạm giữ tang vật là do “bà Hường không xuất trình được hóa đơn, chứng từ” chưa đủ cơ sở để ra quyết định tạm giữ. Khoản 4 Điều 125 Luật XLVPHC quy định rõ: “Trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy…thì phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”. Thực tế Đội QLTT số 6 đã ra quyết định tạm giữ để mang số sách về trụ sở kiểm đếm là không phù hợp trình tự, thủ tục XLVPHC.

 Biên bản làm việc vào chiều ngày 22/02/2019 nhưng cán bộ Đội QLTT số 6 lại ghi 22/02/2018

- Ý kiến: “Chiều ngày 22/02/2019, QLTT số 6 có Giấy giới thiệu số 02/GGT – DD6 cử Kiểm soát viên thị trường Nguyễn Văn Kha và Đặng Duy Tùng đến làm việc với Báo Đời sống & Pháp luật có đầy đủ thông tin chính xác nhằm giải quyết hậu quả của bài báo trên, nhưng chỉ được ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng nhóm phóng viên Báo Đời sống & Pháp luật tiếp nhận thông tin để báo cáo Ban biên tập chứ không có phản hồi giải quyết cụ thể.”

Ngay khi nhận được giấy giới thiệu của Đội QLTT số 6, BBT đã cử Nhà báo Nguyễn Văn Thành, Thư ký Tòa soạn, Trưởng ban biên tập, người đủ thẩm quyền để làm việc với đại diện Đội QLTT số 6. Không hiểu vì lý do gì, mà Đội QLTT số 6 cố tình ghi sai chức danh của ông Thành là “Trưởng nhóm phóng viên” trong khi biên bản làm việc do Đội QLTT số 6 vẫn ghi chức vụ “Trưởng ban”.

Đội QLTT số 6 cử cán bộ đến làm việc theo Giấy giới thiệu số 02/GGT – DD với nội dung không rõ ràng. Hơn nữa, việc Đội QLTT số 6 đã tự ý lập “biên bản xác minh hoặc làm việc” theo mẫu MBB15 – liên 2 của ngành QLTT coi người đại diện của cơ quan báo chí như một đối tượng để lấy thông tin, đối tượng có dấu hiệu vi phạm, thậm chí đã cố ghi sai lệch ngày làm việc sang năm 2018 là việc làm sai thẩm quyền, sai chức năng, thậm chí có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp, đe dọa báo chí.

Hơn nữa, Luật Báo chí năm 2016 đã quy định cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, Nhà báo Nguyễn Văn Thành trong buổi làm việc với đại diện Đội QLTT số 6 “tiếp nhận thông tin để báo cáo Ban biên tập chứ không có phản hồi giải quyết cụ thể”là thể hiện tinh thần làm việc thiện chí, nghiêm túc, khách quan và đúng quy định. 

Báo Đời sống & Pháp luật khẳng định hoạt động tác nghiệp của PV và cơ quan báo chí là đúng pháp luật. Nội dung bài báo phản ánh là trung thực khách quan. Văn bản 37/QLTT – Đ6 của Đội QLTT số 6 không những thiếu tinh thần tiếp thu để xử lý những nội dung báo chí phản ánh mà còn cố tình quy chụp, vu khống cơ quan báo chí.

Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ tài liệu có liên quan, Báo Đời sống & Pháp luật có Công văn số 19/2019/CV - ĐSPL ngày 28/02/2019 đề nghị Tổng cục QLTT, Cục QLTT TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng có liên quan sớm xem xét làm rõ các vi phạm trong sự việc nói trên và xử lý nghiêm  một số cán bộ, công chức, đảng viên của Đội QLTT số 6 trong việc chưa chấp hành các quy định pháp luật, kỷ luật của Đảng, không giữ đúng tác phong, chuẩn mực, đạo đức công vụ trong quá trình thực thi công vụ.

 

Theo ĐSPL/GĐPL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tội phạm không nghỉ Tết

Hôm nay, ngày Rằm tháng Giêng, tiết Thượng nguyên và theo quan niệm dân gian "cúng cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng" nên ở các cơ sở tôn giáo, trong các gia đình tưng bừng sắm sửa cúng lễ thịnh soạn, có đại gia sắm mâm lễ bằng trái cây ngoại có giá 10 triệu đồng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com