Xem nhiều

“Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ

13/10/2021 16:43

Kinhte&Xahoi Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 giúp cho việc sắm online trên các sàn thương mại điện tử trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Việc “đắm chìm” trong loại hình này đang khiến nhiều người trẻ lãng phí thời gian, tiền bạc và thậm chí dẫn đến kiệt quệ.

Mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã xuất hiện từ rất lâu, được nhiều người biết đến và sử dụng. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, việc đi lại còn nhiều khó khăn, ngành nghề này lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Chẳng cần phải ra đường với bụi bặm, mưa gió mà chỉ cần ngồi một chỗ, người dùng cũng có thể mua được mọi thứ trên trời dưới đất. Không phải tiếp xúc với nhiều người mà cứ thấy món nào ưng ý, người dùng có thể thêm ngay vào “giỏ hàng”. Ngoài ra còn có những đợt giảm giá kịch sàn, voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển... khiến cho nhiều bạn trẻ không thể nào rời mắt khỏi.

Mua sắm online trên các sàn TMĐT đang được nhiều bạn trẻ sử dụng vì tính tiện lợi mà nó mang lại

Vì sự tiện lợi và một không gian đầy sức hút đó, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng "dâng mình" cho các sàn TMĐT, nói cách khác là tự nguyện làm "nô lệ" cho những sàn này. Mỗi tháng họ "đốt" hàng chục triệu vào việc mua sắm online, mỗi ngày không nhận được vài ba cuộc gọi của “shipper ruột” là thấy trong lòng trống trải.

Mới chỉ là giữa tháng nhưng số đơn hàng online đặt trên các sàn TMĐT của Ngọc Huyền (24 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã lên tới hơn 30 món. Tiền lương tháng vừa rồi của Huyền đã dành gần hết cho việc mua sắm này.

“Từ nồi niêu xoong chảo, bát đĩa cốc chén đến quần áo, mỹ phẩm, thậm chí cả đồ ăn vặt… mình đều đặt hết trên đây cho tiện. Thú thực là mình ngại mua trực tiếp hẳn đi sau khi “chơi” cùng mua hàng online.

Không chỉ vì tiện mà mình còn thấy mua hàng trên các sàn TMĐT khá đảm bảo, giá lại rất tốt, nếu hàng có vấn đề cũng có thể trả lại. Ngoài ra có thể mua nhiều món đồ ở xa mà không cần phải tốn quá nhiều tiền ship”, Huyền nói.

Đa dạng mặt hàng khiến việc lựa chọn mua sắm của khách hàng trở nên dễ dàng hơn trên các sàn TMĐT

Khi mua hàng online trên sàn TMĐT, cảm giác mỗi đơn hàng chỉ cần có mã giảm giá 20.000 đồng thôi rồi cộng thêm cả miễn phí vận chuyển khiến Huyền cảm thấy mình đang “lãi”. Để sử dụng được những mã đó thì Huyền phải mua hàng với một giá trị đơn hàng nhất định khiến cho từ việc vào shop mua cái bát lại tiện tay chọn thêm khăn trải bàn, đĩa, ly, tách... cho đủ điều kiện được giảm giá.

Chọn xong, dù có thấy nhiều nhưng cô gái trẻ cũng không nỡ bỏ cái gì. Mỗi lần như vậy Huyền đều mua hết vì tiếc mã giảm giá. Cùng với đó, tâm lý nhiều người như Huyền mỗi khi cơn "nghiện" đã dâng lên thì bất chấp, kể cả có phải trả tiền ship hay không được áp mã giảm giá cũng “cắn răng” mua.

“Dấu hiệu của một "con nghiện" mua sắm online như mình chính là ngày nào cũng phải mở ứng dụng, lượn ra lượn vào các sàn TMĐT. Nhiều khi chỉ muốn tìm một món đồ đang cần nhưng sau khi lướt lên lướt xuống thì đã thấy có một đống món khác trong giỏ hàng. Thỉnh thoảng cũng muốn cai "nghiện" nhưng đến lúc đặt hàng mình lại tự nghĩ "giá có hơn 100.000 đồng thôi mà, cũng không nhiều lắm", làm mình cứ thế tiêu sạch tiền tiết kiệm”, Huyền chia sẻ thêm.

Mua sắm online rất dễ khiến người dùng "nghiện"

Mới "lạc" vào con đường sàn TMĐT chưa lâu nhưng Khánh Linh (27 tuổi, nhân viên ngân hàng) đã trở thành “khách hàng thân thiết” tại các sàn này. Từ những thứ nhỏ như dây buộc tóc, hộp đựng đồ trang sức đến gia vị, đồ làm bếp, đồ ăn vặt, rồi tăm nước, son, đồ trang trí nhà cửa... cô gái trẻ đều mua hết. Sau gần 3 tháng sử dụng, tài khoản của Khánh Linh leo băng băng lên hạng kim cương trên một ứng dụng sàn TMĐT.

“Ngày trước mở điện thoại ra là mình sẽ vào check mạng xã hội còn bây giờ, cứ hở ra là mình vào app TMĐT dù không có nhu cầu mua gì cả. Thế rồi cứ lướt lướt và chốt đơn vì thấy "trống vắng quá, hôm nay không có đơn nào". Có nhiều thứ mà chưa chắc mình đã dùng đến nhưng đã vào đến app rồi mà không mua thì thấy ngứa ngáy, khó chịu lắm”, Linh nói.

Tính cụ thể, mỗi tháng Khánh Linh đã chi khoảng 10 triệu đồng vào TMĐT, gần hết số lương mà cô gái trẻ kiếm được mỗi tháng. Dù có nghĩ loáng thoáng đến việc từ bỏ con đường này nhưng đến khi định bỏ thì Linh lại không làm được vì chỉ cần buồn, lướt sàn TMĐT một lúc là cô lại vui ngay.

"Đốt sạch tiền" vào những ứng dụng sàn TMĐT có thể khiến người tiêu dùng phải "trả giá"

Những người “nghiện” TMĐT như Ngọc Huyền hay Khánh Linh không hiếm trong thời điềm hiện tại. Tâm lý thích mua sắm online, thích đặt hàng có thể giải quyết được những căng thẳng, áp lực của cuộc sống, đem lại niềm vui nhất thời. Với sự hỗ trợ giảm giá, dùng thẻ tín dụng online lại khiến nhiều bạn trẻ có được sự tiện lợi để "mua hàng vì đam mê" chứ không xài của mình hơn.

Dù vậy, bạn trẻ nên cân nhắc thật kỹ khi phụ thuộc vào các ứng dụng mua sắm này. Khoản tiền bỏ ra hàng tháng để đổi lại niềm vui phút chốc đôi khi lại là con dao 2 lưỡi khiến nhiều bạn trẻ túng thiếu, kiệt quệ mỗi khi thực sự cần sử dụng tiền vì nó phá hỏng các kế hoạch tài chính cũng như thói quen tiết kiệm của nhiều người.

 Trung Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dot-sach-tien-vao-cac-san-thuong-mai-dien-tu-cuoc-chien-khong-hoi-ket-cua-gioi-tre-180182.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com