Xem nhiều

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được tính thế nào?

05/11/2021 09:48

Kinhte&Xahoi Công thức tính giá mở từ 7.000 đồng, thêm 1km cộng 600 đồng. Giá ngày là 30.000 đồng tương đương 2 lần đi. Giá vé tháng chia làm 2 loại, loại phổ thông là 200.000/1 người/1 tháng, còn đối tượng ưu tiên là 100.000/1 người/1 tháng, miễn phí đối tượng được miễn phí xe bus...

Tàu Cát Linh - Hà Động. Ảnh: Giang Huy

Theo ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Metro, có 21 quy trình và 166 hệ thống vận hành bảo dưỡng các đoàn tàu, các quy trình này đã được áp dụng trong vận hành thử 20 ngày toàn hệ thống. Trong suốt thời gian vừa qua, nhân viên đã được tập huấn, sát hạch để vận hành.

“Kế hoạch vận hành giai đoạn đầu, tính tối thiểu 1 năm từ ngày bàn giao. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị chuyên môn, đặc biệt có chuyên gia hỗ trợ vận hành”, ông Trường cho hay.

Vị giám đốc này cho biết, 6 tháng đầu hệ thống sẽ mở tuyến sáng vào 5h30, chiều kết thúc vào 22h30, bình thường là 10 phút 1 chuyến, cao điểm là 6 phút 1 chuyến.

Trong 15 ngày đầu khách được đi tàu miễn phí theo Nghị quyết của UBND TP Hà Nội, sau đó sẽ phải mua vé. Cũng theo Tổng Giám đốc Metro, giá vé được xây dựng trên chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng và được thành phố phê duyệt. Trước đó, giá vé dự kiến được phối hợp với chủ thầu đưa vào phần mềm quản lý nên có mức 8.000 - 15.000 đồng/vé.

Hiện công thức tính giá mở từ 7.000 đồng, thêm 1km cộng 600 đồng. Giá ngày là 30.000 đồng tương đương với 2 lần đi. Giá vé tháng chia làm 2 loại, loại phổ thông là 200.000/1 người/1 tháng, còn đối tượng ưu tiên là 100.000/1 người/1 tháng. Đối tượng mua vé tập thể cũng có chính sách giảm giá theo quy định. Đối tượng được miễn phí đi xe bus sẽ được miễn phí tàu.

Để đảm bảo phòng chống COVID-19, khách đi tàu quét mã QR code, thực hiện 5K. Tàu chuẩn bị bàn có nước khử khuẩn, dự phòng khẩu trang cho khách, đồng thời bố trí phòng để cách ly các trường hợp nghi nhiễm.

Tổng Giám đốc Metro Vũ Hồng Trường cho biết thêm, hành khách đi đường sắt đô thị được mua bảo hiểm. Từ ngày 6/11, khi hành khách đầu tiên lên tàu thì hợp đồng bảo hiểm được kích hoạt ngay. Nếu xảy ra tình huống mất an toàn trong quá trình đi tàu, hành khách sẽ được chi trả bảo hiểm.

"Cũng như xe buýt, vé đường sắt đô thị được trợ giá, bảo hiểm với hành khách nằm trong giá vé và trường hợp xảy ra thiệt hại với hành khách thì sẽ được bảo hiểm chi trả, hành khách không phải bỏ thêm đồng nào ngoài tiền vé đã mua", ông Vũ Hồng Trường nói.

 Mỵ Châu - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/gia-ve-tau-cat-linh--ha-dong-duoc-tinh-the-nao-d170074.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com