Xem nhiều

Hà Nội bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt Chỉ thị 17/CT-UBND

24/07/2021 14:36

Kinhte&Xahoi Sáng 24-7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì họp báo thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng; lãnh đạo một số sở, ngành thành phố.

Quang cảnh họp báo.

Hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhẹ

Mở đầu buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng đã thông tin nhanh về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, từ 18h ngày 23-7 đến 7h ngày 24-7, trên địa bàn Hà Nội đã có thêm 9 ca mắc mới, đều là trường hợp F1 nên nằm trong tầm kiểm soát. Toàn thành phố đang có 379 bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại 4 bệnh viện. Trong những ngày qua, trung bình một ngày, thành phố phát hiện từ 50-60 ca mắc mới, dự kiến sắp tới có thể tăng hơn, vì hiện nay có nhiều trường hợp trong cộng đồng, không có biểu hiện triệu chứng và thành phố đang tăng cường rà soát các trường hợp ho, sốt và đối tượng có nguy cơ cao.

Ông Nguyễn Đình Hưng cũng cho biết, Sở Y tế đã xây dựng xong kịch bản diều trị chi tiết cho từng giai đoạn; hiện tại, kịch bản chi tiết cho 1.000 giường bệnh đã được UBND thành phố phê duyệt. Sở đang tiếp tục xây dựng kịch bản 5.000, 10.000 và 20.000 giường bệnh. Thành phố cũng đã triển khai hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19 theo mô hình 4 tầng.

Cụ thể, 80% số ca mắc Covid-19 là những trường hợp nhẹ sẽ được điều trị tại bệnh viện dã chiến tại Trường Quân sự Thủ đô và Khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp, bảo đảm không lây nhiễm chéo và kịp thời phát hiện những ca diễn biến nặng hơn để chuyển viện. Những bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn và có bệnh nền sẽ được phân luồng điều trị ở các bệnh viện đa khoa để kết hợp các chuyên khoa và theo dõi chặt diễn biến, kịp thời chuyển sang tuyến cuối nếu có dấu hiệu chuyển nặng. Các bệnh nhân nặng sẽ được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - bệnh viện hồi sức tuyến cuối với quy mô khoảng 200 giường.

"Việc tổ chức phân luồng bệnh nhân là rất quan trọng, giúp giảm tải, tránh lây nhiễm chéo, tăng hiệu quả điều trị", ông Nguyễn Đình Hưng khẳng định. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng các cơ sở y tế ngoài công lập, các bệnh viện của trung ương, các bộ, ngành và của lực lượng vũ trang, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chống dịch. 

Về tình hình tiêm vắc xin, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, toàn thành phố mới tiêm vắc xin được cho hơn 211.000 người. Sau khi phương án tiêm vắc xin được UBND thành phố phê duyệt, Sở Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng triển khai từ 1.000-1.200 dây chuyền tiêm trên toàn thành phố với năng lực tiêm từ 100.000-200.000 mũi tiêm/ngày. Nếu đáp ứng đủ nguồn cung vắc xin như dự kiến thì đến tháng 3-2022, Hà Nội có thể tiêm được cho khoảng 70% số dân. Đây cũng là tỷ lệ có thể giúp tạo miễn dịch cộng đồng.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai phát biểu tại họp báo.

Thông tin về tình hình giao thông khi thực hiện giãn cách xã hội, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Vũ Văn Viện cho biết, thành phố đã tổ chức phân luồng để bảo đảm việc lưu thông thông suốt của 3 đối tượng ưu tiên, gồm: Các xe chở hàng hóa thuộc “luồng xanh” quốc gia; xe chở hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hà Nội được phép hoạt động theo Chỉ thị 17/CT-UBND; xe chở người, các phương tiện công vụ, các công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị 17/CT-UBND và các phương tiện khác theo quy định.

Ông Vũ Văn Viện cũng cho biết, hiện nay, Tổng cục Đường bộ đã có trang web cấp mã QR trực tuyến cho phương tiện đủ điều kiện lưu thông trên “luồng xanh” với thời gian cấp chỉ khoảng 4 phút. Với các xe chở hàng hóa mau hỏng, thành phố còn cấp thêm phù hiệu để ưu tiên tra soát nhanh qua các chốt kiểm soát. Những người làm nghề giao hàng (shipper) chưa bảo đảm các điều kiện phòng dịch, nên trước mắt theo Chỉ thị 17/CT-UBND, tạm thời phải ngừng hoạt động và Sở Giao thông Vận tải sẽ có công văn gửi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Về tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan thông tin, thành phố đang thực hiện theo phương án 5, đã tăng gấp 3 lần lượng hàng hóa hằng ngày tại các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và duy trì trong vòng 3 tháng. Thực hiện phương án này, nguồn cung hàng hóa trên địa bàn thành phố đã được các doanh nghiệp triển khai đúng yêu cầu; lượng hàng hóa chuẩn bị đã tăng từ 30-50%, được bố trí tại kho hàng, sẵn sàng cung ứng. Hiện nay, thành phố vẫn bảo đảm đầy đủ nhu cầu hàng hóa cho người dân. Sáng nay, trong ngày đầu thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND, hoạt động của hệ thống kinh doanh diễn ra bình thường, hàng hóa dồi dào, sức mua chỉ tăng nhẹ khoảng 15%.

Sự đồng thuận và vào cuộc của nhân dân có ý nghĩa quyết định

Trao đổi tại họp báo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nêu rõ nội dung của văn bản không thể bao phủ hết tất cả trường hợp cụ thể trong thực tiễn; thành phố giao cho các sở, ngành tiếp thu nhanh nhất các vấn đề được người dân phản ánh và sẽ có phản hồi nhanh nhất để thực hiện tốt Chỉ thị 17/CT-UBND.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai khẳng định, Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tạo mọi điều kiện cung cấp nhanh, chính xác và kịp thời nhất các thông tin phòng, chống dịch của thành phố.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại họp báo.

Phát biểu tại họp báo, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, quyết định ban hành Chỉ thị 17/CT-UBND đã được thành phố xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan trung ương và đánh giá tình hình thực tế tại Hà Nội. Từ ngày 27-4 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có thêm 675 ca mắc mới, trong đó có 257 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhiều ca F0 không có dấu nên nguy cơ lây lan ra cộng đồng là rất cao nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp mạnh hơn. Quyết định này còn nhằm bảo vệ Thủ đô với vị trí trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia, qua đó hạn chế tác động đến cả nước. Tại cuộc làm việc với Hà Nội vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 nhiệm vụ lớn, trọng tâm trong thời gian tới. Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, phòng, chống dịch bệnh là ưu tiên số 1 của Hà Nội, phải đặt mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết. Chúng ta quyết tâm bảo vệ Hà Nội – trái tim của cả nước.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, đến giờ phút này, thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản theo từng cấp độ của dịch Covid-19 để bảo đảm luôn nắm thế chủ động. Để chuẩn bị cho việc áp dụng Chỉ thị 17/CT-UBND, thời gian qua, thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch tiệm cận với các biện pháp được nêu trong Chỉ thị. Các cơ quan thành phố như y tế, công thương, giao thông vận tải, nông nghiệp... đều đã chủ động chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch ở các mức độ khác nhau để giữ thế chủ động khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Khi thực hiện giãn cách, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, doanh nghiệp, những người yếu thế nên thành phố đã chuẩn bị kế hoạch cụ thể để bảo đảm tất cả người dân được đáp ứng nhu cầu đời sống tối thiểu. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, thậm chí ở thôn, tổ dân phố cũng đã có kế hoạch quan tâm, hỗ trợ các trường hợp khó khăn, yếu thế. Thành phố sẽ tiếp tục rà soát để kịp thời giúp đỡ, trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Hà Nội luôn xác định xuyên suốt tư tưởng “Chống dịch như chống giặc”, lấy an toàn sức khỏe của người dân là mục tiêu số 1. Nêu rõ thực tế để chống dịch Covid-19 thành công thì sự đồng thuận và vào cuộc của người dân mang tính quyết định, Phó Bí thư Thành ủy đề nghị các cơ quan báo chí trung ương và thành phố Hà Nội tiếp tục đồng hành, ủng hộ chủ trương của thành phố, tích cực tuyên truyền tạo đồng thuận trong nhân dân nghiêm túc chấp hành Chỉ thị 17/CT-UBND.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. 


Hà Vũ - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1006800/ha-noi-bao-dam-cac-dieu-kien-can-thiet-de-thuc-hien-tot-chi-thi-17ct-ubnd

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com