Xem nhiều

Hà Nội huy động tối đa nguồn lực, tạo đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng

12/10/2022 14:31

Kinhte&Xahoi Sáng 12/10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ mười sáu, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Quang cảnh phiên họp.

Khách mời tham dự phiên họp có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có

 Báo cáo bằng văn bản sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Chính phủ cho biết, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND về sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023; Sửa đổi mức thu phí tại điểm b, khoản 4, Phần B Danh mục các khoản phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố. Đối với trường hợp khoáng sản không có trong danh mục nêu trên thì áp dụng thu tối đa theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Về Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, UBND thành phố đã tổ chức họp và cho ý kiến lần 1 vào tháng 11/2020 và lần 2 vào tháng 10/2021, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện Đề án và trình HĐND thành phố vào thời điểm phù hợp.

Các đại biểu tham dự phiên họp

Báo cáo cũng cho biết, UBND thành phố đã có ý kiến tham gia với Bộ Tài chính về phương án sắp xếp lại, xử lý 96 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 245.859m2, diện tích sàn sử dụng 335.308m2 của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn thành phố; Trong đó, không có trường hợp nào phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, 3 năm 2020, 2021, 2022, không phát sinh thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn thành phố.

Dự kiến nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố giai đoạn 2021-2025 khoảng 18 nghìn tỷ đồng, trong đó, kế hoạch năm 2021, bố trí 2 nghìn tỷ đồng và năm 2022, bố trí 7,92 nghìn tỷ đồng cân đối cho các dự án đầu tư của thành phố. Đến nay, HĐND thành phố đã quyết định sử dụng 6,9 nghìn tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương còn dư để bổ sung nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản với 319 dự án trên địa bàn.

HĐND thành phố đã quyết định sử dụng ngân sách cấp thành phố hỗ trợ một số địa phương khác trong nước năm 2020-2022 khoảng 0,18 nghìn tỷ đồng để đầu tư trường học, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo và phòng, chống dịch COVID-19.

Về cơ chế, chính sách về mức dư nợ vay và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính, hạn mức dư nợ vay được phép tối đa của thành phố năm 2021 khoảng 90,6 nghìn tỷ đồng và dư nợ vay đầu năm 2021 khoảng 6 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 6,6% so với mức dư nợ tối đa theo quy định.

Hiện nay, ngân sách thành phố cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển (hằng năm đều chưa giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao). Vì vậy, thành phố chưa sử dụng cơ chế đặc thù về tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính theo Nghị quyết số 115/2020/QH14.

Về thu ngân sách, dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 là 251,3 nghìn tỷ đồng, cao hơn dự toán trung ương giao 15,8 nghìn tỷ đồng (tăng 6,7%), tăng 0,5% (tăng 1,1 nghìn tỷ đồng) so với thực hiện năm 2020; dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 là 311,6 nghìn tỷ đồng, bằng dự toán trung ương giao, bằng 117,9% (tăng 47,3 nghìn tỷ đồng) so với thực hiện năm 2021.

Dự toán chi ngân sách thành phố năm 2021 là 108,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn dự toán trung ương giao 11,4 nghìn tỷ đồng (tăng 11,8%) và dành toàn bộ để tăng chi đầu tư phát triển; dự toán chi ngân sách thành phố năm 2022 khoảng 107 nghìn tỷ đồng, bằng dự toán trung ương giao. Chi ngân sách đã được cơ cấu tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 chiếm 42,4% chi ngân sách địa phương; năm 2021, tỷ trọng đã tăng lên 47,2% và năm 2022 là 47,8%.

Trong các năm 2021, 2022, thành phố đã chủ động cân đối ngân sách để trả nợ đến hạn. Riêng năm 2022, thành phố sử dụng 3 nghìn tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14, không thực hiện huy động nguồn vốn trong nước nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có.

Những nỗ lực của Hà Nội trong triển khai Nghị quyết số 115/2020/QH14

 Báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận thấy, việc thực hiện sơ kết Nghị quyết số 115/2020/QH14 có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với thành phố Hà Nội, mà còn tạo cơ sở thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với nhiều địa phương trên cả nước. Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao những nỗ lực, tinh thần quyết tâm, khẩn trương của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội trong triển khai Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội.

Với vai trò là Thủ đô của cả nước, bằng sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và người dân, qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết, thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả như: Hoàn thiện một bước khuôn khổ pháp lý về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách phù hợp với yêu cầu phát triển, trình độ, yêu cầu quản lý; Huy động tối đa nguồn lực tạo đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật. TP chủ động sử dụng linh hoạt, hiệu quả nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Tăng cường quan hệ hợp tác giữa thành phố với các tỉnh, thành trong cả nước, lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; Chia sẻ khó khăn và tăng cường gắn kết về nguồn lực, hợp tác giữa các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, việc triển khai Nghị quyết còn khó khăn, hạn chế như sau: Tiến độ thực hiện một số quy định còn chậm, trong đó có chính sách về phí thuộc thẩm quyền, đến nay, UBND thành phố mới báo cáo HĐND thông qua 1/6 Đề án phí. Việc sắp xếp lại các cơ sở nhà đất còn khó khăn. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, làm hạn chế việc bổ sung nguồn lực cho thành phố. Công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện trong một số trường hợp còn bị động; Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời; Một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù khi triển khai còn phụ thuộc vào sự phối hợp, tiến độ triển khai của các bộ, ngành, cơ quan trung ương liên quan.

Đánh giá kỹ hơn các cơ chế, chính sách thí điểm

 Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, hầu hết thời gian 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 bị ảnh hưởng, tác động của dịch COVID-19, do đó, kết quả triển khai chưa được như mong muốn. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Nghị quyết đã góp phần động viên, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước cũng như đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức. Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao chính sách sử dụng ngân sách của quận, huyện có điều kiện hơn để hỗ trợ cho những khu vực, một số huyện khó khăn hơn, nhất là trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng Nông thôn mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý, thành phố Hà Nội cần nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh để tổng kết, đánh giá Nghị quyết số 115/2020/QH14 sớm hơn, chủ động đề xuất một số nội dung mới, làm sao sau khi tổng kết Nghị quyết, sẽ ban hành được ngay các cơ chế, chính sách mới.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, với Nghị quyết số 115/2020/QH14, cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Nội hết sức phấn khởi khi Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm đến sự nghiệp phát triển của Thủ đô. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa Nghị quyết với những chính sách còn chậm triển khai.

Đối với đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh kiến nghị cấp thẻ định danh, tài khoản đối với mỗi phương tiện cơ giới đường bộ để thực hiện thu phí trên địa bàn thành phố, đây cũng là giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Đối với chính sách về mức dư nợ vay, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị giữ nguyên mức cho phép thành phố được vay không quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp được quy định trong Nghị quyết để bảo đảm dự nguồn ngân sách triển khai các dự án lớn về chi đầu tư phát triển, cải tạo đô thị.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất việc ban hành, thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 là quyết sách đúng đắn, đồng thời, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, thành phố Hà Nội, các bộ, cơ quan Trung ương đã khắc phục nhiều khó khăn, thách thức để triển khai thực hiện Nghị quyết, đóng góp vào sự phát triển của thành phố Hà Nội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, báo cáo sơ kết cần phân tích, đánh giá thêm kết quả thực hiện Nghị quyết hiệu quả mang lại về kinh tế - xã hội, đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức, của người dân. Đánh giá kỹ hơn các cơ chế, chính sách thí điểm, kết quả và tác động cụ thể của từng chính sách đã thực hiện, khó khăn, vướng mắc và giải pháp để triển khai các chính sách chưa thực hiện hoặc thực hiện hiệu quả chưa cao. Đánh giá kỹ hơn về tổ chức thực hiện, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm dẫn đến nhiều cơ chế, chính sách trong Nghị quyết chưa thực hiện được hoặc đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa tốt.

Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, thành phố Hà Nội tập trung nhân lực để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết; Có kế hoạch, lộ trình nghiên cứu để đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật khi kết thúc các cơ chế, chính sách thí điểm. Đặc biệt, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách cho thành phố Hà Nội và sửa đổi Luật Thủ đô để áp dụng khi hết thời hạn thực hiện Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến, chỉ đạo hoàn thiện báo cáo sơ kết Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư sắp tới.

Anh Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-huy-dong-toi-da-nguon-luc-tao-dot-pha-ve-dau-tu-dong-bo-ket-cau-ha-tang-207839.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com