Xem nhiều

Hà Nội: Thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi để đảm bảo bình ổn giá thịt lợn

29/04/2020 15:43

Kinhte&Xahoi Để thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố và đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp nhằm đưa giá thịt lợn hơi xuống khoảng 70.000 đồng/kg trong tháng 4/2020, lộ trình đến cuối Quý II và III/2020 giảm xuống còn từ 65.000 đến 60.000 đồng/kg.

Huy động sự vào cuộc của các Sở, ban, ngành

 Nhằm thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND thành phố ban hành văn bản số 1540/UBND-KT ngày 24/4/2020 yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố và đề nghị các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chăn nuôi, sản xuất đảm bảo bình ổn giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố và đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp nhằm đưa giá thịt lợn hơi xuống khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường giám sát các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tham gia chi phối mặt bằng giá thịt lợn hơi trên địa bàn. Đôn đốc doanh nghiệp rà soát tính toán chi phí cấu thành giá để hạ giá thành lợn hơi xuất chuồng theo lộ trình cam kết nhằm đưa giá lợn hơi xuống khoảng 70.000 đồng/kg trong tháng 4/2020, lộ trình đến cuối Quý II và III/2020 giảm xuống còn từ 60.000 đến 65.000 đồng/kg theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Công thương theo dõi sát và thông tin thường xuyên tình hình chăn nuôi, sản xuất, nguồn cung, giá bán, diễn biến dịch bệnh, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn để có phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường giá thịt lợn trên thị trường. Đồng thời, Sở định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, tổ chức, cá nhân sản xuất, chăn nuôi lợn nâng cao năng lực, áp dụng khoa học tiên tiến trong chăn nuôi. Thực hiện tốt phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và khẩn trương tái đàn, khôi phục phát triển đàn lợn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học, đẩy mạnh sản xuất con giống bảo đảm nguồn cung tái đàn.

Đặc biệt, Sở phải định hướng các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường cung cấp mặt hàng thịt lợn đông lạnh và sản phẩm chế biến sẵn từ nguồn thịt lợn nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

Đối với Sở Công thương, UBND thành phố yêu cầu chủ trì triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố, tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và đơn vị sản xuất, chế biến thịt lợn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời theo dõi, đánh giá sát diễn biến cung cầu thị trường thịt lợn, chủ động có phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường. Định hướng, thúc đẩy các doanh nghiệp phân phối rà soát, hợp lý hóa quản trị hoạt động lưu thông, tổ chức kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí (xăng dầu, điện, nước, kho bãi, nhân công...) để hạ giá bán mặt hàng thịt lợn. Thực hiện việc giảm giá bán theo mức giảm của nhà cung cấp, đẩy mạnh triển khai các các chương trình khuyến mại, chiết khấu, giảm giá góp phần bình ổn giá bán thịt lợn.

Người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt lợn nóng nhằm giảm áp lực cho nguồn cung thị trường trong nước

UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Tài chính phải thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình giá cả thị trường mặt hàng thịt lợn, để tham mưu báo cáo thành phố chỉ đạo kịp thời không để giá thịt lợn tăng quá cao.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các Sở, ngành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý Nhà nước về giá; xử phạt nghiêm các vi phạm, không để xảy ra tình trạng giá các mặt hàng thịt lợn tăng đột biến.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở, ngành chức năng hướng dẫn, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội thông tin, tuyên truyền đầy đủ và kịp thời về giá cả thị trường, tình hình nguồn cung và thực hiện chương trình bình ổn thị trường.

Đặc biệt, cần có phương án tuyên truyền vận động người dân sử dụng các sản phẩm thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt lợn nóng nhằm giảm áp lực cho nguồn cung thị trường trong nước.

Đẩy mạnh chương trình bình ổn thị trường

 Bên cạnh việc huy động các Sở, ban, ngành cùng vào cuộc để thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, UBND thành phố cũng yêu cầu Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn lưu thông trên thị trường.

Cục chỉ đạo các đội quản lý thị trường chủ động kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh, việc chấp hành quy định niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở kinh doanh thịt lợn trên địa bàn toàn thành phố; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, Cục thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt, UBND các quận, huyện, thị xã cần theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, khôi phục chăn nuôi, tái đàn lợn theo kế hoạch.

Đồng thời, các địa phương cần định hướng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tăng cường cung cấp các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn từ nguồn thịt lợn nhập khẩu. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm thịt lợn lưu hành trên địa bàn, xử lý vi phạm hành chính các vi phạm pháp luật về giá, các trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng gây bất ổn thị trường.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng thịt lợn, thành phố yêu cầu phải tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường của thành phố, triển khai các hoạt động kết nối, phối hợp giữa các đơn vị chăn nuôi, sản xuất kinh doạnh, phân phối trong hoạt động khai thác, xây dựng phương án nhằm đảm bảo về nguồn cung mặt hàng thịt lợn. Thường xuyên rà soát, cải tiến, đổi mới và nâng cao năng lực quản trị, tổ chức sản xuất kinh doanh để tiết kiệm chi phí trong các khâu chăn nuôi, sản xuất, lưu thông, bán hàng nhằm hạ giá thành, giá bán mặt hàng thịt lợn.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thường xuyên tham gia tổ chức các điểm bán hàng bình ổn của thành phố; tổ chức các chương trình giảm giá của nhà cung cấp, khuyến mại, chiết khấu, giảm giá bán lẻ; xem xét đưa các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vào kinh doanh tại đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của người dân, góp phần dẫn dắt, ổn định thị trường và giảm áp lực nguồn cung mặt hàng thịt lợn.

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần có “thiên la địa võng” ngăn tẩu tán tài sản

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các vụ việc liên quan đến thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, loại án này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-thuc-day-san-xuat-chan-nuoi-de-dam-bao-binh-on-gia-thit-lon-d2083026.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com