Xem nhiều

Hà Nội: Xử phạt 20 tháng tù với võ sư làm chết người

21/11/2021 10:53

Kinhte&Xahoi Ngày 19/11, TAND huyện Thanh Trì đã tuyên phạt bị cáo Lê Đình Vinh 20 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người”.

Ngày 19/11, TAND huyện Thanh Trì đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình Vinh, SN 1971, xã Tựu Liệt, Thanh Trì, Hà Nội bị truy tố về hành vi “Vô ý làm chết người”.

Trước đó, vào ngày 2/2/2021, TAND huyện Thanh Trì đã trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 21/7/2021, phiên toà được hoãn do không có mặt của điều tra viên và giám định viên và những người liên quan.

Bị cáo tại phiên toà

Theo nội dung truy tố, cũng như lời khai của bị cáo trong phiên toà, vào ngày 6/7/2019, ông N.V.K, bố của anh Nguyễn Văn Đạt, SN 1997 (đã mất) đưa anh Đạt đến nhà bị cáo Vinh để cai nghiện.

Bị cáo Vinh thông tin, phải để anh Đạt ăn ở tại nơi khám chữa bệnh trong vòng 3 tháng, chi phí tiền ăn ở mỗi tháng là 15 triệu đồng còn tiền thuốc thì qua quá trình điều trị, anh Đạt dùng thuốc gì sẽ trả sau.

Sau đó, bị cáo đưa anh Đạt lên tầng 3 ở cùng 2 người đang cai nghiện khác. Tối ngày 7/7, anh Đạt không ăn được, uống sữa cũng bị nôn nên đã đề nghị Vinh gọi bác sĩ khám và truyền nước nhưng Vinh không gọi.

Vinh cho rằng Đạt đang “cò quay” và nhiều người cai thời điểm đầu đều có biểu hiện như trên. Vinh đã thực hiện các biện pháp răn đe như đánh, mắng thì người điều trị mới nghe. Vinh thừa nhận khóa cửa tầng 3 rồi tát, đấm và cầm đầu Đạt đập vào tường, xích một chân Đạt.

Sáng 8/7/2019, anh Đạt vẫn không ăn được và tiếp tục đề nghị Vinh đưa đi bệnh viện nhưng Vinh không đưa. Chiều cùng ngày, thấy anh Đạt có biểu hiện nặng nên Vinh đã gọi người đưa anh Đạt vào Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Trì cấp cứu.

Đồng thời, Vinh gọi điện cho bố mẹ anh Đạt thông tin về việc con phải nhập viện. Tuy nhiên, tại bệnh viện, các bác sĩ xác định anh Đạt tử vong ngoài viện.

Một nhân chứng cho biết, bị cáo Vinh yêu cầu Đạt đi tắm 2-3 lần, có lần vào 1g sáng. Lần tắm cuối, Đạt không dội nước lên người, bị cáo Vinh đã dùng nước dội vào người Đạt. Sau khi ra khỏi phòng, Đạt bị co quắp.

Khẳng định với HĐXX tại tòa, bị cáo Vinh cho biết, cơ sở của Vinh không có giấy phép hoạt động ngành nghề cai nghiện ma túy, bản thân là võ sư, không phải bác sĩ. Vinh có nhờ người đến truyền nước cho cháu khi cháu quá yếu. Cháu Đạt có đề nghị được đưa đi bệnh viện nhưng không đưa cháu đi.

“Khi cháu Đạt vào cơ sở cai nghiện, tôi không kiểm tra là nghiện hay không và cũng không kiểm tra là nghiện loại ma túy nào. Bệnh án của cháu tại Bệnh viện Bạch Mai đưa cho tôi nhưng tôi không đọc. Gia đình đưa thuốc cho cháu uống thì tôi cho uống, không biết loại thuốc nào và giờ không nhớ thuốc nào”, bị cáo Vinh nói.

Trả lời câu hỏi về vỉ thuốc ở đâu, bị cáo có là người nộp cho cơ quan điều tra không? bị cáo Vinh cho hay, thời điểm cơ quan điều tra thu như thế nào thì bị cáo hoàn toàn không biết bởi đã bị giữ ở cơ quan công an.Cơ quan điều tra bảo ký vào phong bì, biên bản niêm phong thì ký thôi.

Trong phiên toà, Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo cho cho biết,: “Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung để cơ quan điều tra xem xét truy tố bị cáo về tội “Giết người”, không phải tội “Vô ý làm chết người”.

Mặt khác, rất nhiều hồ sơ trong vụ án có dấu hiệu làm sai lệch với sự “cố ý”, dấu hiệu thiếu lành mạnh, bao che. Vụ án có những vi phạm tố tụng, dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, cố tình thay đổi nội dung vụ án.

Nội dung thứ hai liên quan đến vấn đề giám định, cần phải làm rõ nguyên nhân gì dẫn tới thương tích, nguyên nhân gì bị trào ngược dạ dày và trong dạ dày không có thức ăn thì lấy gì trào? Đồng thời, trong kết luận của viện pháp y nêu 2 vấn đề và đều dùng chữ “có thể”. Trong giám định không thể dùng từ “có thể”, mà chỉ được ghi là có hay không.

Trong cáo trạng nói rằng khi khám nghiệm hiện trường có thu giữ vật chứng là sổ khám bệnh của Đạt ở Bệnh viện Bạch Mai và thuốc do Bệnh viện Bạch Mai kê. Tuy nhiên, trong biên bản khám nghiệm hiện trường, phần dấu vết, nội dung không có, để trống. Vậy, sổ khám bệnh, vỉ thuốc thu ở đâu, thu thế nào, niêm phong, bảo quản ở đâu?

Trong bút lục 189 - 190 biên bản tạm giữ đồ vật. Người nộp là Lê Đình Vinh và tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Vinh khai nhận không đưa cho ai và chỉ biết ký tại cơ quan công an. Vậy, ai là người nộp, vỉ thuốc này ở đâu? Trong bút lục này, số vỉ đều bị sửa chữa.

Trong bản ảnh hiện trường và biên bản hiện trường không đồng nhất, chưa đầy đủ bởi tủ đựng quần áo, khăn mặt, tủ để sách vở, 4 ghế nhựa, 2 chiếc quạt và 2 ba lô, cùng với cặp không được nêu trong biên bản hiện trường. Mặt khác, sự việc diễn ra ở phòng tắm như tắm, đánh, nôn,... thì không có khám nghiệm hiện trường ở phòng tắm.

Trong khi đó, biên bản khám nghiệm hiện trường ghi bà Nga (vợ bị cáo Vinh) là người làm chứng nhưng vào thời điểm đó, bà Nga đang lấy lời khai ở nhà văn hóa tập thể Kim Ngưu.

Một vi phạm nghiêm trọng khác là biên bản khám nghiệm tử thi tiến hành 22h30 phút ngày 8/7/2019 và kết thúc 00h10 ngày 9/7/2019. Trong khi đó, vào hồi 23h30 ngày 8/7/2019, tại Bệnh viện Việt Đức, ông Khải đã nhận bàn giao thi thể con trai. Vậy, tử thi bàn giao cho ông K có phải của cháu Đạt hay tử thi của ai?

Trong vụ án còn có hành vi giữ người trái pháp luật, đó là Công an thị trấn Văn Điển giữ anh Phong, anh Tùng (2 người ở cùng cháu Đạt) từ tối hôm trước đến sáng hôm sau gọi người nhà lên làm biên bản bảo lãnh mới cho về. Trong khi đó, không có một lệnh tạm giữ, tạm giam nào.

Một vấn đề nữa là trung tá Nguyễn Văn Lượng, điều tra viên cùng 1 thời điểm phân thân làm 8-9 mảnh để có mặt ở nhiều nơi khác nhau, những chứng cứ này có giá trị pháp lý không khi điều tra viên này có mặt ở Công an thị trấn Văn Điển, nhà văn hóa tập thể Kim Ngưu, Công an huyện Thanh Trì, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì.

“Trong hồ sơ của vụ việc có khoảng hơn 10 lời khai quan trọng nhất của vụ án đã có dấu hiệu được lập lại, dẫn tới 1 trung tá Lượng cùng thời gian có mặt ở nhiều nơi khác nhau, làm việc khác nhau. Tôi nhận thấy có dấu hiệu bao che cho tội phạm, vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, đề nghị HĐXX chuyển hồ sơ cho Cục điều tra, VKSND Tối cao về việc bao che cho tội phạm, xâm phạm hoạt động tư pháp, làm sai lệch hồ sơ”, Luật sư Triển nhấn mạnh.

Nói lời sau cùng tại phiên tòa, bị cáo Lê Đình Vinh gửi lời xin lỗi đến gia đình vì sự việc không may, đau lòng xảy ra với cháu Đạt. Bị cáo Vinh mong HĐXX xem xét cho bị cáo mức án thấp nhất.

Sau khi nghị án, HĐXX TAND huyện Thanh Trì tuyên phạt bị cáo Lê Đình Vinh 20 tháng tù kể từ ngày thi hành án và phải bồi thường cho gia đình bị hại là 259 triệu đồng.

Duy Khương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/ha-noi-xu-phat-20-thang-tu-voi-vo-su-lam-chet-nguoi-d171131.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com